RSS

Trần Văn Hây ( Phần kết)

01 Th5
TRẦN VĂN HÂY ( phần kết ) Hải Vương
Ngày đăng: 2012-11-21 01:39:12

 

 

 

 

 

 

 


Hải Vương

 

Lời dẫn giải :-Trong ngành y, phải giữ mật về thông tin bệnh nhân cũng như đồng nghiệp, đây câu chuyện xẩy ra lâu rồi, nên không ngại kể lại, xét mặt đạo đức và mặt pháp lý không tổn thương những nhân vật nêu trong câu chuyện. Câu chuyện nầy anh bs Lê Đức đang nghỉ hưu ở Trà Vinh còn nhớ, nếu bạn đọc nào ở Trà Vinh xin mang chuyện nầy đến cho anh, cám ơn.
–  Xin lỗi đọc giả đọc cảm giác nặng nề và dung từ ngữ hơi quan liêu, ta đây, đề cập cái tôi, nhưng nó nói lên trung thực cách làm việc của bệnh viện. Hy vọng đọc giả đọc biết được một số thông tin về ngành y, và biết được về bs phẩu thuật

Buổi sáng hôm đó, sau khi giao ban, bs Quang, trưởng khoa cấp cứu mời  tất cả bs đến phòng khám để hội chần một  ca, bệnh rất nặng, dưới chủ trì Bác sỉ giám đốc Võ Thành Thi. Tôi là bs trẻ và mới đến bệnh viện Trà Vinh trong một khoãng thời gian ngắn, đây là lần đầu cùng các bs đàn anh tham gia hội chẩn. Người mới nên được các anh, các chú quan tâm chiếu cố đến, cho ưu tiên khám và chẩn đoán trước.
Đây là bệnh nhân Trần Văn Hay 8 tuổi, bệnh đã nhiều ngày, đựơc người nhà mang đi chửa nhiều nơi, uống nhiều loại thuốc, bệnh càng ngày càng nặng, nay không thầy thuốc nào dám chửa, nên cha em đưa em nhập viện. Bệnh của em có đủ triệu chứng nên khám và chẩn đoán không khó, đây là bệnh viêm phúc mạc do ruột thừa vở, trong tình trạng nhiểm trùng nhiểm đọc .  Bệnh nhân được bs đàn anh khám lại và cũng đưa ra  cùng một chẩn đoán,  theo kinh nghiêm của các anh, bệnh nhân nầy rất nguy kịch, tiên lượng tử vong cao, có khả năng chết trên bàn mỗ.
Hội chẩn thống nhất chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa, trong tình trạng nhiểm trùng nhiểm độc tiên lượng tử vong cao, cách sử trí bằng phẩu thuật.  Năm chữ thêm vào tiên lượng tử vong cao rất là quan trọng, bảo vệ cho phẩu thuận viên về mặt pháp lý,  bs phẩu thuật yên tâm mà mỗ, bệnh nhân có chết là do bệnh nặng.
Bất cứ bs phẩu thuật nào, bất cứ nơi đâu, khi cầm dao mỗ đều muốn một điều duy nhất bệnh nhân của mình phái sống, ca mỗ phải thành công, không có trường hợp ngoại lệ. Không có một bs nào, có thể bình thảng khi mỗ trong trường hợp bệnh nhân như thế nầy, không một phẩu thuật viên nào, không đau buồn khi bệnh nhân mình mỗ mà chết, cho dù là bệnh rất ư là nặng, không ai hiểu được tâm trạng của bs phẩu thuật bị đã kích thế nào, có bệnh nhân chết tại bàng mỗ.
Bác sỉ Hưởng, trưởng khoa ngoai bệnh viên Trà Vinh, một bs tài hoa, có đường mỗ đẹp, một bs đàn anh tôi vô cùng tôn kính. Về tài năng và phong cách, đức độ đúng là  con chim đầu đàn.  Anh luôn giúp đở, nâng đở đàn em, chỉ hướng dẫn tận tình khi hỏi đến; dưới chỉ qui của anh khoa ngoại là một khoa đoàn kết,  thuơng yêu gắn bó với nhau như huynh đệ. Bác sỉ Lê Đức phó khoa, con người tình cảm, khi mổ thì rất thận trọng tỉ mỉ, tuy quen nhau không bao lâu, anh thương tôi như người em ruột.
Trước khi quyết định bs nào mỗ cho bệnh nhân nầy, anh Hưởng đến bên tôi hỏi :
– Anh nghe bs Lê Đức nói, em là học trò của giáo sư bs Nguyễn Đình Hối.
– Dạ !
– Em đã chuẩn đoán đúng, em mỗ ca nầy nhe !
– Dạ !
Rồi anh lớn tiếng chỉ đinh cho tôi làm phẩu thuật viên, được bs giám đóc rất là vui và đồng ý.

Trước khi rời phòng hội chẩn, bs Hưởng nói:
– Anh ở phòng trưởng khoa, khi em cần anh sẽ vô mỗ cùng em.
Bác sỉ Lê Đức cũng đến nói :

– Nay anh ra trực  ở nhà, khi cần chú cứ gọi. Chú lãnh ca nầy như một ngưòi ôm tảng đá nặng , nhưng hoàn toàn khác, người ôm tảng đá khi mổi có thể buông xuống, còn chú không thể buông xuống được.
(Bác sỉ Lê Đức ở nhà nhân viên trong khu bệnh viện cách phòng mỗ không xa)

Được đàn anh tin tưởng, được bs giám đốc ủng hộ tôi cũng lên tin thần, nhưng trong phẩu thuật,  bs mổ là bs chịu hoàn toàn trách nhiêm cho ca mỗ của mình dù cho bs giám đốc, bác sỉ trưởng khoa có ký vào hội chẩn. khi bắt đầu cầm dao mỗ, để sẹo trên cơ thẻ bệnh nhân suốt đời, thì bác sỉ mổ cũng gắn bó với bệnh nhân, trong lúc phẩu thuật một ai trong ê kíp mỗ sai sót bs phẩu thuật cũng chịu trách nhiệm, bệnh nhân chết bất kỳ nguyên nhân nào trong lúc mỗ, hoặc thời kỳ hậu phẩu thì bs phẩu thuật đó mang tiếng là mỗ chết người.
Để phẩu thuật thành công, bs phẩu thuật nào cũng khám bệnh nhân của mình tỉ mỉ trước khi mổ, để quyết định đường mỗ , cách thức mỗ, và phải biết trong lúc mỗ cần dụng cụ máy móc gì cần thiết cho cuộc phẩu thuật.
Biết mình phẩu thuật cho em, tôi khám, đánh giá tỉ mỉ, em với trạng thái lơ mơ, nữa mê nữa tĩnh, vẽ mặt đâu đớn, mắt trủng sâu, người ốm còn da bọc xương, bụng căng chướng, môi thì thăm đen hơi thở rất nặng nhọc. Quả thật một bệnh quá nặng có thể chết lúc nào, những ngày đi thực tập các bệnh viện thành phố tôi chưa chứng kiến một bệnh nhân nào viêm ruột thừa nặng như thế nầy, ngay cả những ngày tham gia mỗ xẽ ở bệnh viện đa khoa Vỉnh Long tôi cũng chưa gặp. Nay những gì học ở thầy, đọc trong sách đêm ra sử dụng, may cho tôi lúc đi học tôi có nghiêng cứu để sử lý những bệnh nặng trong ICU.
Nhắc đến đây xin được kể về một người bạn đó là  bs Lương Minh Hải , hai anh em cùng tỉnh Vỉnh Long, được  tiếng là xiêng trong đám sinh viên trường y, cả hai anh em đều  mê ngành phẩu thuật, nhưng cách học có khác. Anh Hải một người tham gia mỗ ngày lẫn đêm ở bệnh viện Chợ Rẩy, một tuần có  bãy ngày thì anh có mặt 7 ngày trong phồng mỗ;  còn tôi dành một ngày vào phòng ICU, nơi bệnh nặng nhất của bệnh viện để học hỏi cách điều trị cấp cứu những bệnh nặng. Nhờ vậy hôm nay gặp trường hợp nầy cũng biết cách sử lý.

   Trong khi phòng cấp cứu và phòng mỗ thực hiện khẩn cấp theo y lệnh* , tôi đến nhà hàng Thanh Trà 12 nằm trong bệnh viện, cạnh bên phồng giám đốc,  uống một ly đá chanh.
Đang uống nước thì thư ký văn phòng giám đốc đến và nói :
– Bác sỉ giám đốc cho mời bs đến văn phong .

Giám đốc bệnh viện Võ Thành Thi là một thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu, chú luôn lo lắng cho bệnh nhân, xem bệnh nhân như người nhà của mình, một giám đốc có tình có nghĩa. Chú thấy bệnh nhân nặng như vậy mà tôi ngồi nhàn nhả uống nước làm cho không yên tâm. Làm việc chung một thời gian ngắn, tôi biết người chú tốt như thế nào, trái lại chú cũng biết cách làm việc của tôi . Thương có ca mỗ cấp cứu , tôi rất tranh thủ để mỗ, hôm nay thấy tôi ngồi  uống nước như thế nầy, sao không làm cho chú đắng đo cho được.
Tôi đến văn phòng, chú vẫn nụ cười nhân hậu, nhẹ nhàn từ tốn mời tôi ngồi, và chính chú rót ly nước trà mời, chú nói:
– Cháu có cần bs nào phụ không, chú sẽ nhờ bs đó giúp cho cháu.

Nhìn chú ở bên ngoài và thái độ dương như bình thường,  tôi hiểu được ý, nên nói:
– Thưa chú, trường hợp bệnh nhân nầy đem ra mỗ ngay, tử vong rất, rất là cao. Có một công trình nghiêng cứu , những trường hợp như vầy cần hồi sức và chống nhiểm độc trước khi mỗ, bệnh nhân có khả năng sống cao hơn.
Khác những bs giám đốc khác, chú ba Thi, là một GĐ biết lắng nghe nhân viên của mình. Một bệnh nhân viêm ruột thừa không ăn uống được lại con bị ối, nếu bị một hai ngày cơ thể em còn nguồn dự trử, Đằng nầy bệnh kéo dài nhiều ngày mất nước thiếu dinh dưởng đủ để làm em chết, bây giờ phải chịu thêm một cuộc phẩu thuật thử hỏi làm sao chịu đựng được. Chú ba là một bs dinh dưởng chú đồng ý ngay, chú trở nên vui và nói:
Lúc hội chẩn chú nghe bs Hưởng nói cháu là học trò của giáo sư bs Nguyễn Đình Hối.
– Dạ !  Con là học trò, nhưng chỉ học được một phần nhỏ của thầy, vì đi chuyên khoa có một năm.
– Cháu có học được cách sử trí trong trường hơp nầy của giáo sư không.
– Dạ !, Trong trường hợp nầy thầy dạy phải mỗ với đường mỗ rộng để thao tác dễ dàng và chính xác, và cũng nhờ đó rút ngắn được thời gian mỗ.
Hai chú cháu đang nói chuyện thì nhân viên phòng mỗ báo cáo, mọi thứ đã chuẩn bị xong bệnh nhân được chuyễn vào phòng mỗ, thế là ca mỗ tiến hành theo dự kiến.

Trương hợp nầy phẩu thuật không khó, bệnh nhân sống được hay không là nhờ khâu chuẩn bị trước mỗ, và hồi sức sau mỗ, thông thường bệnh nhân chết trong phòng hậu phẩu.  Sau mỗ  cắt ruột thừa và lấy hết mũ trong ổ bụng là loại được nguồn nhiễm trùng; còn chất đọc do vi trùng, và mô hoại tử sinh ra, không cách ngăn chận được ngây, nó lan đi khắp cơ thể, làm suy yếu  những hệ thống trong cơ thể, và đáng ngại nó tác động lên hệ tim mach và hô hấp, và bệnh nhân chết vì suy hô hấp. Sau mỗ bụng chướng lên làm cho các em nhỏ khó thở, kết hợp nhiểm độc làm hệ thống hô hấp suy yếu và VN lúc đó không có máy giúp thở ở phòng hậu phẩu, bệnh nhân chết trong trường hợp nầy là lẽ đương nhiên.
Tôi phải trúc trực suốt với em, và điều chỉnh  đúng mức nước biển truyền cho em, lượng thuố men,  chỉ không để ý , một thiếu sót nhỏ có thể làm em chết ngay. Quả thật rất khó khăn không thể nào diễn tả hết ở phần hậu phẩu, có những lúc tôi cứ ngở em chết rồi, nhưng lại qua. Bây giờ tôi mới thắm lời nói của anh bs Lê Đức về người ôm tảng đá, chắc các anh đã từng trãi qua kinh nghiệm nầy. Thật là mừng, tình trạng của em khá hơn hô hấp ổn định một chút, huyết áp không còn thắp nữa, mac cũng đều lại,  lúc nầy mới cảm thấy đói bụng. Hỏi ra là đã gần bốn giờ chiều, không ngờ bận công việc thời gian qua mau quá, hồi sang đến giờ chưa có gì trong bụng,đành giao cho chị y sỉ và hai học trò. Trước rời phòng hậu phẩu tôi chích thêm cho em một mũi thuốc hồi sinh,  đồng thời bảo y sỉ đang làm việc tiếp tục theo dỏi cẩn thận mạch, HA,  có gì gọi cho tôi, văn phòng trước công bệnh viện.
Không nghe điện thoại, tưởng bệnh nhân ổn; nhưng vẫn không yên tâm đến xem lại bệnh xem diễn biến bệnh ra sao. Quá ư là thất vọng, không thấy bệnh nhân đâu, tôi ngở em đã chết rồi, tôi buồn bả hỏi chị y sỉ vô ca trực ngày hôm đó:
– Bệnh nhân Trần Văn Hây, mỗ viêm phúc mạc ruột thừa đâu rồi ?
– Thưa thầy, người nhà  xin đem về rồi !

Tôi chịu trách nhiệm  dạy cho lớp y sỉ ở khu vực Trà Vinh, nên các y sỉ bệnh viện cho dù tôi không có dạy, nhưng các anh chị thường gọi là thầy hơn là bs . Nghe chị y sỉ tả lời như vậy, tôi cảm giác nống bừng cả mặt, nổi giận xung thiên, thời sinh viên đã  từng chứng kiến nhân viên bệnh viện giải thích để người nhà ký tên xin về, ở bệnh nhân quá nặng, để khỏi theo dõi chăm sóc bệnh nặng ban đêm.- Chị hãy mang bệnh án đó, đến dùm tôi!
Thấy vẽ mặt tôi giận, lời nói đanh thép, chị trả lời nhỏ nhẹ:
– Dạ thầy.
Xem qua các dấu hiệu sinh tồn* ghi trong hồ sơ, không có dấu hiệu  nào chứng tỏ bệnh nhân sắp chết. Tôi cang tức giận hỏi nói:
– Tại sao người nhà xin về chị phải giải thích cho tôi rõ!

– Ba của bệnh nhân nghĩ con mình không sống được, xin mang con về.
Thông thường người nhà nghĩ bệnh nhân không sống được, ký tên mang về nhà, để lúc còn sống sự chuyên chở rẽ hơn, còn theo quan niệm đã có từ lâu trong dân giang; ông bà  trước khi chết muốn thấy mặt con cháu và người thân, hoặc chết phải thấy cái nhà.  Những lý giải nầy không thể chấp nhận cho em bệnh nhân nầy , nên tôi nói :
– Một nông dân như anh ta, làm sao biết con mình sắp chết mà xin về. Nếu chị không nói thật, tôi sẽ mang ra giao ban ngày mai .
– Xin lỗi thầy, ba của bệnh nhân có tìm tôi để hỏi bệnh , tôi gải thích,  rồi người nhà xin về.
– Theo chị đánh giá bệnh nhân đó ra sao?
– Theo em bệnh nhân đó không qua đêm nay.
– Chị dựa vào đâu mà kết luận như vậy !
– Dựa vào kinh nghiệm làm hậu phẩu nhiều năm vả lại trong hội chẩn các bs có ghi tiên lượng tử vong cao.
– Các bs nói tiên lượng tử vong cao, có ai nói bệnh nhân chết đâu ! Chị dựa vào đâu bảo bệnh nhân không sống qua đêm?
– Dạ!..Dạ!
– Chị nói, chị dựa vào kinh nghiệm, trong trường hợp nầy theo kinh nghiệm của chị bệnh nhân biểu hiện gì mà chị bảo bệnh nhân sắp chết.
– Dạ! Dạ!
Chị y sỉ ú ớ với vấn đề đặt ra, tôi biết chị không thể nào trả lời được, sẳn trường hợp nầy tôi phải dậy chị bài học, không thể qua loa , không thể sợ mất lòng nhân viên rồi cho qua đi, để rồi nhiều trường hợp giống vậy lại tiếp diễn.
– Kinh nghiệm là chủ quan dễ làm cho người ta sai sót. Người thầy thuốc phải khách quan, phải dựa vào triệu chứng có trên bệnh nhân, phải dựa vào dấu hiệu xác thực mói đưa ra chẩn doán chính xác, mơi đánh giá đúng mức tình trạng bệnh. Cưu thể bệnh nhân nầy phải dựa trên dấu hiệu mạch , HA, nhiệp thở mới nói lên được bệnh nhân chết hay sống, vậy chị nói cho tôi biết, mạch của bệnh nhân lúc đó ra sao, thở theo kiểu nào!
– Dạ!
– Chị xem đây, mạch HA ghi trong hồ sơ , không có thể kết luận bệnh nhân sắp chết.
Nghe tôi nói đến đây, chị biết về lý về tình chị đều sai, chị muốn khóc, và đổi cách xưng hô:
– Xin lỗi bs !

– Trong đời có những lỗi lầm, chỉ cần lên tiếng xin lỗi là được: có những lỗi lầm không thể .  Trường hợp nầy không thể xin lỗi được, có những bệnh như ung thư, suy thận suy gan trong giai đoạn cuối, bệnh quá nặng khó sống chị giải thích cho người nhà đêm về còn chăm chước được. Trong khi em bé mới 8 tuổi một bệnh cấp tính, nếu qua giai đoạn đó em có thể sống khỏe mạnh hằng mấy chục năm nữa. Nếu nó là con của chị, chị có muốn mang nó về nhà chờ chết không? Chị hảy thật sự trả lời cho tôi biết!
– Bác sỉ! Tôi hoàn toàn sai. Hôm nay tôi học được bài học, và không sai phạm lần thứ hai.
Bệnh nhân xin về mà lòng tôi buồn vô hạn, buồn ở đây không phải vì ca phẩu thuật xem như thất bại, buồn vì một em trai  còn có hy vọng sống mà phải chết.
Hôm đó tôi ngủ, khoãng 3 giờ sáng có điện thoại, nghe bên kia đầu dây tiếng của chị y sỉ :
– Thầy ơi! Thầy hảy qua đây mau! Bệnh nhân đã trở lại rồi.
Trơi đất ơi! Còn nổi nào vui mừng cho bằng, tôi vội vả không kiệp thay bộ đồ ngủ khoát chiếc áo chuyên môn rồi đi ngây.

Chị y sỉ quả thật có kinh nghiệm, khi tôi đến, chị đã làm nhiều việc cho bệnh nhân,  đã cho em thở oxygen , và chích tĩnh mạch để giử đường truyền nước biển, tôi đến chị báo cáo ngay :
– Tôi đã đo mạch HA rồi thầy .

Tình trạng của em có vẽ xấu đi, em thở thôi thóp, mạch nhẹ, HA thắp, tôi hồi sức  cho em và cho những thuốc cần thiết.  Chú ba Thi đã hết lòng ủm hộ, xét duyệt những thuốc đắt tiền cho em một cách dễ dàng . Bệnh em từ từ khỏe lại, do nhiểm đọc phá huy nhiều hồng huyết cầu nên sau đó phải truyền máu.
Tôi cũng tìm cha của em, để hiểu rõ sự việc
– Sao Anh  mang Cháu  về nhà?
– Nghe cô y sỉ giải thích con tôi không thể sống được, sẳng trời chưa tối đêm về tiên hơn.
– Trước khi mỗ chính tôi gặp anh, giải thích thế nào anh không nhớ sao, lại mang cháu về.
– Dạ nhớ ! Nhưng trong đầu tôi lúc đó nghĩ con tôi không sống được, nghe cô y sỉ giải thích tôi tin lời của cổ.
– Tại sao anh mang cháu trở lại.

– Khi về nhà con tôi vẫn con thở, vợ tôi thấy vậy la hết tôi, ba má tôi chưởi tôi.
– Chị ở đâu tôi không thấy.

– Bả mới sinh em bé, nên không đi được.
Tôi hiểu tâm trạng của anh nông dân, mang con của mình đi chửa khắp nơi, đủ mọi cách, mà bệnh con càng ngày càng nặng, bây giờ như sắp chết, còn lại bị mổ xẻ trong đầu anh nghĩ là con anh không sống nổi. Người bình thường nghe đến mỗ xẽ đủ bủng rủng tay chân , huống hồ con anh trong tình trạng nầy. Mặc dầu, tôi đã nhấn mạnh với ảnh: “: cháu còn thở thì tôi còn tìm cách cứu”, thế thằng bé còn thở mà anh lại mang về.
Một thời gian sau em bình phục, em xuất viện, trong nổi vui mừng của gia đình nhất là ba của em; còn tôi trải qua những ngày lo lắng, những ngày vất vả, bây giờ mơi cảm nhận được một điều hạnh phúc thật sự.

Chị y sỉ đó sau nầy làm rất tốt, chị chịu khó học hỏi để nâng cao tay nghề; có một lần mệnh nhân cần máu để mổ chị và y sỉ Dự cùng một chị y sỉ khác ở phòng cấp cứu của bệnh viện đa khoa TRà Vinh đã hiến máu.
Đúng cái tên cha mẹ em đặt  cho em Trần Văn Hây, quả thật em hây thiệt , nhiều lần tưởng chết em vẫn còn lại sống.  Nay trãi qua bao nhiêu năm, chắc em đã có con cái, không biết em ở phương nào trên quê hương Việt Nam, không biết em còn nhớ đến tôi không, còn tôi thì nhớ mãi và mong cho em luôn khỏe mạnh .

 

@Y lệnh, trong bệnh viện bs điều trị bằng y lệnh, ghi trong bệnh án theo đó  y sỉ , y ta phải thực hiện thí dụ cho thuốc, cho truyền máu, chuần bị cho bệnh nhân mỗ…
@ Dấu hiệu sinh tồn, là dấu hiệu sống còn của con người như mạch, HA, hô hấp, chỉ cần một trong ba dấu hiệu không có thì con người không thể sống được.nầy

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Năm 1, 2013 in Uncategorized

 

Bình luận về bài viết này