RSS

Monthly Archives: Tháng Tư 2014

 Chuyện tình một bài thơ phần VII

ƯU TIÊN CHO CHÀNG

 

Ưu tiên cho chàng.

  Khác thời học phổ thông, học sinh trường cao đẳng bắt đầu cuộc sống mới, cuộc sống tự lập, mỗi học sinh được cung cấp học bổng, lương thực nhu yếu phẩm và thực phẩm từ trường đủ để nuôi sống bản thân. Hằng tháng, tiền học bổng, gạo, nhu yếu phẩm phát trong những ngày giờ cố định; còn thịt cá phụ thuộc vào trường được ở trên phân phối về, số lượng và thời gian không biết trước được, khi nghe trường thông báo có thịt lớp phải nhanh chóng đến để nhận về ; nếu lớp nào đến chậm trể thì hết và phải chờ một đợt kế, và không biết chờ đợi bao giờ. Tất cả công việc nặng nhọc nầy là do lớp phó đời sống chịu trách nhiệm, lớp nào có lớp phó đời sống lanh lẹ hoạt bát, khôn khéo trong ngoại giao thì học sinh lớp đó được nhờ. Hoa từ ngày được lớp bầu vào chức vụ nầy, nàng đã bỏ công sức và thời gian, đôi khi phải bỏ giờ học để lo cho lớp. Khi có hàng về các bạn chỉ biết đến lãnh, có một số bạn khó tính phê phán người nhận ít nhận nhiều, còn có người phân bì được phần xấu phần tốt, ít có ai biết được công khó nhọc của nàng. Cùng cán bộ lớp với nhau, Sử thông cảm và chia sẻ với Hoa, Sử luôn ở bên cạnh giúp đở cho cô nàng, từ chuyện mang gạo về, cùng giúp cho nàng một tay trong chuyện phân chia, đặc biệt là khâu dọn dẹp.
Hôm nay lớp không hên, nhận về phần thịt ở vùng bụng của con heo già, phân chia khó khăn, còn gặp nhiều lời trách móc làm cho Hoa không được vui. Sử thấy Hoa trông rất mệt mõi, trên trán lấm tấm những giọt mồ hôi, mặt thì đằng đằng sát khí, nên đến phần dọn dẹp chàng nói với Hoa:
  • Hoa nghỉ tay đi, khâu nầy để cho tôi.
  • Để Hoa phụ cho nó nhanh, anh cũng mệt mà.
  • Chuyện nầy mà mệt, thì tôi đâu còn thanh niên nữa.
      Sử vừa nói vừa dành làm, làm cho Hoa vui trong lòng, nàng liên tưởng một phụ nữ nào có ông chồng biết chia sẻ công việc nhà chắc người vợ dó hạnh phúc lắm. Sử thấy khuôn mặt nàng vui ra, nên nói tiếp một câu vừa pha trò vừa khen.
  • Hoa ơi! Ở đây làm lớp phó! Chắc ở nhà làm phó chỉ huy!
    Hoa nghe Sử nói lạ lạ, không biết chàng khen hay chê, nên hỏi lại:
  • Anh nói vậy nghĩa là sao?
  • Ở nhà má là chỉ huy, còn chị hai là phó chỉ huy.
  • Sao anh biết hay vậy!
  • Nhìn thấy Hoa làm việc tỉ mỉ và chú đáo, giống người chị của tôi nên nói vậy thôi.
  • Cám ơn anh, quả thật Hoa thứ hai, và ở nhà còn nhiều em, Hoa phải lo cho các em, lúc rãnh phải phụ má buôn bán.
  • Hèn chi lớp nầy mới có một lớp phó đời sống giỏi như vậy!
  • Anh đừng có chê, Hoa còn vụng về lắm!
  • Tôi nói thật lòng, lớp may mắn có một người hết lòng lo cho lớp.
  • Cám ơn anh, nếu lớp ai cũng nghĩ như anh thì hay biết mấy!
  • Hoa, đừng có bận tâm những lời phiền hà của một số người, đa số các bạn rất cảm kích những gì bạn đã làm, trong đó có tôi.
    Hoa nhìn Sử nhớ những lời nhận xét của Lệ, cô bạn thân cùng quê với nàng, Lệ cho rằng Sử không đẹp trai, cũng không cao to, sự thu hút của anh ấy là ở tấm lòng và lời nói, sự nhận xét của cô nàng quả đúng thật, lời nói anh ấy làm cho người ta vui. Hoa nhớ anh thường đưa ra nhiều ý kiến trong lớp, thôi hỏi anh có ý gì hay về công việc của nàng:
  • Anh Sử hãy góp ý cho Hoa đi! Em cố gắng đến đâu cũng bị chê. các bạn cứ bảo Hoa phân chia không công bằng. Phân chia cách nào ai cũng được vừa lòng.
  • Tôi cũng định góp ý với Hoa đó!
  • Em biết mà! Anh là nhà toán học chắc có cách.
  • Hoa gọi tôi nhà toán học à!
  • Các bạn thấy anh có vần trán cao, lại giỏi môn toán nên gọi đùa vậy mà.
  • Khen kiểu nầy lỗ mủi của tôi nó phình to, chắc nó sẽ bể.
    Hoa nghe sử nói như vậy, nàng nở nụ cười thật tươi, những mệt mỏi tan biến đâu, và giọng nói cũng nghe thật ngọt.
  • Dạ! Anh nói đi!
  • Lớp chúng ta có 4 tổ, nhu yếu phẩm hay thịt ta phân chia ra làm 4 phần bằng nhau, rồi để cho tổ bắt thăm, và để tổ tự chia với nhau thì mọi chuyện sẽ ổn.
  • Đơn giản như vậy, sao Hoa không nghĩ ra , để thời gian qua mang tiếng.
  • Hoa bị mang tiếng gì?
  • Các bạn bảo thiên dị, bảo Hoa lần nào cũng ưu tiên cho anh và anh lớp trưởng Hoàng.
  • Ồ! Có chuyện đó sao! Không ngờ tôi bị mang tiếng nhiều như vậy!
  • Đúng rồi đó, còn những chuyện khác nữa đó.
    Nghe đến đây, Sử nghĩ chắc Hoa đã biết nhiều chuyện về mình, trong đó có nhiều chuyện mà chàng không biết được, chàng phải tìm hiểu từ cô nàng, cùng cán bộ lớp trao đổi với nhau thì dễ hơn. Công việc dọn dẹp xong xuôi, Sử nói với Hoa:
  • Hoa ơi! Hãy đi uống một ly đá chanh cho đở khát.
  • Hoa thấy ngại đó! Cứ để anh bao nước uống hoài.
  • Có một ly đá chanh có đáng gì. Coi như tôi cám ơn vì Hoa ưu tiên chia phần cho tôi.
  • Chuyện nầy mà anh cũng nói đùa được à!
  • Bạn bè nghĩ như vậy, mình cũng đùa lại như vậy cho nó hài hòa.
    Hoa và Sử đến quán nhỏ bên đường, sau khi gọi nước xong, Sử với vẻ mặt và lời nói rất nghiêm chỉnh:
  • Hoa! Tôi mời Hoa đến đây là có một chuyện muốn hỏi bạn.
  • Anh cứ hỏi, nếu Hoa biết sẽ trả lời.
  • Trong lớp, có nhiều bạn không có thiện cảm cách làm việc của tôi phải không?
  • Không có nhiều đâu, chỉ một ít thôi.
  • Nguyên nhân đến từ đâu vậy?
  • Đến từ đâu thì Hoa không biết, trong khu nội trú ai cũng biết anh Vẹn xem anh như kẻ thù không đội trời chung, còn nói nhiều điều không tốt về anh.
  • Ủa! Có chuyện nầy sao!
    Sử rất ngạc nhiên khi biết chuyện nầy, bấy lâu Sử thấy Vẹn tỏ ra thái độ lạ với anh, đâu ngờ anh ấy hận mình như vậy. Còn Hoa cứ tưởng Lan đã nói cho Sử biết, anh ấy vì tình riêng bỏ mặc, nay biết ra thì không phải.
    – Anh biết Vẹn và Lan cùng quê không?
  • Tôi Biết!
  • Hai người họ học chung một trường thời phổ thông, nghe nói giữa hai người họ có một tình cảm đặc biệt, nay Vẹn phát hiện Lan có cảm tình với anh.
  • Lan có cảm tình với tôi!
  • Chuyện đó lớp mình ai mà không biết.
  • Trời đất ơi! Tại sao nghĩ oan cho cô nàng như thế!
  • Anh Vẹn còn bị Lan bỏ mặc, nên tức giận đổ hết tội lỗi lên anh. Anh Vẹn học thì không khá, phá quậy thì hay. Anh đã lôi kéo một số bạn vốn không ưa anh, nay hợp nhau chống lại anh.
    Sử nghe Hoa kể chàng mới biết được sự việc, Sử nghĩ Vẹn có ghét, chống đối mình, anh ấy không phải là người có ảnh hưởng trong lớp, theo sự phán đoán của chàng còn một nguyên nhân gì khác đáng ngại hơn.
  • Theo chỗ tôi biết anh Vẹn chỉ có khả năng ảnh hưởng một số nhỏ, nhưng tôi thấy số lớn hơn không đồng tình với tôi, chắc còn có nguyên nhân gì khác?
  • Đúng rồi anh phải để ý với nhóm Hoàng và Diệu, Hoa nghe nói nhóm nầy âm thầm chống đối anh.
  • Nhóm Hoàng & Diệu!
  • Nhóm nầy đang lôi kéo nhiều người và ảnh hưởng rất nhiều người trong lớp, nhóm nầy có thế mạnh là có sự tham gia của anh Liêm, anh Phú và cả người đẹp Hạ Mi nữa đó.
    Sử cũng thấy mấy người bạn đó chơi thân với nhau, đó cũng là chuyện bình thường, hơn nữa anh Liêm, anh Phú là những con người rất ư là bản lĩnh đâu dễ bị ảnh hưởng một ai, cũng không ai lôi kéo nổi. Hoa nhìn thấy khuôn mặt Sử đâm chiêu có nhiều suy tư, nàng nói rõ thêm cho Sử hiểu:
  • Như anh biết đó, anh Liêm là học sinh giỏi toán của Vũng Liêm, trước đây anh xem như vua của một vùng, được học sinh Vũng Liêm tung hô vạn tế, nay thì không còn nữa, người khiến anh ta phải chìm lĩm trong lớp là ai, nên anh ta phải phản công.
  • Trong lớp, anh Phú là người giúp đở cho tôi rất nhiều, nhất là về mặt báo chí, không lẽ …
  • Đúng rồi anh ấy là trưởng ban báo chí, anh phải trổ tài để mọi người thấy khả năng; nhưng những mặt khác anh ấy hoàn toàn không tham gia. Theo nhận thấy của Hoa anh ấy là một người cao thâm không lường được.
  • Cám ơn Hoa cho tôi biết nhiều thông tin, mà tôi không biết.
  • Anh tính giải quyết làm sao?
  • Theo Hoa thì tôi nên làm như thế nào cho mọi người hòa thuận và cùng nhau đồng lòng lo cho lớp.
  • Đều nầy thật là khó! Nhưng theo Hoa nghĩ nếu anh với Lan không có gì, nên tránh xa cô ấy để giảng hòa với anh Vẹn. Còn nhóm Hoàng & Diệu, anh phải thu phục thì lớp mới đi lên được.
  • Cám ơn Hoa rất nhiều, vừa cung cấp thông tin vừa góp ý.
  • Có gì mà cám ơn, chúng ta cán bộ lớp phải hổ trợ lẫn nhau, theo Hoa trước mắt anh nên giữ khoảng cách với Lan, còn chuyện phe nhóm là chuyện khó anh tiến hành từ từ.
  • Không đâu Hoa, Lan là người bạn tốt của tôi, không gì những dị nghị, hoặc những điều nầy điều nọ mà xa lánh người bạn của mình, tôi tuyệt đối không làm điều đó.
  • Không lẽ anh để anh Vẹn tiếp tục làm cái loa, rêu rao bôi bác anh.
  • Không! Tôi có cách hóa giải những hiểu lầm giữa anh Vẹn và tôi. Hoa là người sống trong khu nội trú biết được nhiều thông tin, nên tôi hỏi Hoa trước, rồi sẽ gặp anh lớp trưởng Hoàng, anh ấy có nhiều kinh nghiệm, chắc có nhiều ý kiến hay, lớp mình rồi sẽ ổn thôi, bạn cũng đừng lo.
  • Hai người chia tay nhau, Hoa trên đường về khu nội trú mà tâm tư vẫn còn vướng bận những lời đàm thoại với Sử, nàng còn thắc mắc không biết anh với Lan thuộc dạng tình cảm như thế nào, sao nàng đề nghị 2 lần, để anh cách xa Lan, anh lại cương quyết không. Nếu giữa hai người chỉ là tình bạn, dù thiệt thòi cho bản thân cũng không để mất tình bạn, quả thật một người đúng nhận xét của Lệ.
    Lệ học chung với Hoa từ lớp một, hai người là đôi bạn thân nhiều năm, cũng là hoa khôi của huyện Bình Minh, nay Lệ và Hoa là hai trong bốn mỹ nhân của lớp. Hoa có nước da trắng với khuôn mặt rạng rở, có chiếc răng khểnh làm cho người ta chú ý đến. Trái lại với Hoa, Lệ có khuôn mặt buồn tự nhiên, đôi mắt thật đẹp nhưng sâu thẩm và ẩn chứa những nỗi buồn xa xăm. Nàng là một cô gái im lìm trong lớp, nàng ít nói chuyện với ai ngoài Hoa, tuy không tiếp xúc với người, nhưng thường đưa ra những nhận xét rất ư là chính xác. Lệ là người cho Hoa biết nhiều thông tin trong lớp, trong khu nội trú, và Lệ cũng cho Hoa biết, tình của Sử đối với Lan là tình bạn, tình của một người anh trai đối với cô em gái; không biết có phải từ đôi mắt sâu thẳm đó, nó có một huyền bí gì mà nàng nhìn thấy cả được lòng người nhất là mặt tình cảm.                                                                                                                                                                                                                          Sử đi tìm hư thiệt những thông tin của Hoa đưa ra, chàng không ngờ nó có thật; Vẹn không những nói trong lớp mà ngay cả khối nội trú về những điều không tốt về Sử, Sử nghe qua thiếu điều hai lỗ tai bị nổ, máu trong người như được đun sôi. May thay, chàng nhớ những lời dạy của Thầy Đắc Pháp, rồi tự cố kiềm chế bản thân và đặt mình vào trường hợp của Vẹn mình cư sử thế nào. Hồi phổ thông chàng cũng si tình cô nàng gần lớp, sau phát hiện cô nàng đi chung một gả nam sinh chàng cũng bực tức vô cùng, lúc đó chàng chưa bị đậm; còn Vẹn đã si tình Lan nhiều năm rồi, nay tưởng mình là người yêu của Lan, anh ấy căm thù như vậy có thể thông cảm được. Nhưng làm theo lời khuyên của Hoa thì không được, một cô gái đang thân với mình, cô ấy không có một lỗi gì hết mà mình xa lánh, đều nầy sẽ làm tổn thương đến một cô gái. Cách hành xử như vậy là hạ sách, chưa được gì lại mất một người bạn thân, bấy lâu cô ấy ủng hộ chàng hết lòng.
               Trong làm việc Sử thường trao đổi với anh lớp trưởng Hoàng, anh lúc nào ủng hộ Sử, nay biết nhiều chi tiết Sử đến gặp anh để trao đổi thêm. Anh Hoàng là một giáo viên đã đi dạy nhiều năm, có nhiều đóng góp cho trường lớp, cho xã hội, được kết nạp vào Đảng, và được xét đi học để nâng cấp. Đối với trong lớp, anh Hoàng là người được lòng nhất, tất cả học sinh rất trân trọng anh, xem anh như người anh cả.
Hoàng xem Sử như em trai của mình, có gì anh góp ý liền với Sử, nay Sử mời anh sau giờ tan học để trao đổi, anh cũng đồng ý. Sử biết Hoàng có một vợ và hai đứa con còn nhỏ, anh rất bận chuyện gia đình nên chàng đi thẳng vào vấn đề.
  • Cách điều hành lớp của em chắc có vấn đề phải không anh?
  • Không! Theo anh thì em làm tốt! Những đề xuất của em phát xuất vì lợi ích của lớp, vì lợi ích của nhiều người.
  • Anh nói như vậy em yên tâm, em bị mang tiếng quá!
  • Do tên Vẹn đó mà ra, anh đã điều tra ra mới biết, anh góp ý với em rồi đó. Mang bệnh thất tình rồi nói bậy nói bạ.
  • Anh Vẹn nói gì mà anh cho là nói bậy.
  • Em không nghe thì hay hơn.
  • Anh nói đi! Em không sao đâu!
  • Nó nói em hồi phổ thông, hoạn lắm, quen không biết bao nhiêu cô. Vì gái mà rớt đại học.
    Sử nghe qua mắc cười quá, chàng phải  mở miệng cười. Hoàng ngạc nhiên tưởng Sử sẽ tức giận, nào ngờ, Sử bình thản còn mở miệng cười.
  • Chuyện như vậy mà em còn cười được à!
  • Không lẽ anh bảo em khóc. Còn gì nữa không anh!
  • Nó bảo em chứng nào tật nấy không bỏ, trong lớp có bốn người đẹp em muốn hết ba cô.
  • Vậy em là bạn của Di Tiểu Bảo rồi phải không anh!
  • Em đừng đùa nữa, em phải có cách để Vẹn nó đừng phát biểu lung tung, anh có góp ý với nó rồi, chưa chắc gì nó đã nghe.
  • Dạ, em có cách rồi, còn việc lớp hình thành từng nhóm anh biết không?
  • Anh biết! Đó là chuyện bình thường. Ở phổ thông, sau giờ học, học sinh về nhà nên chỉ có hình thành những người bạn thân;. Ở những môi trường có cùng nhau sinh hoạt như trường cao đẳng, một nhóm người cùng sở thích cùng ý tưởng hình thành một nhóm, lớp ta có nhóm dưới huyện, nhóm thị xã, nhóm nội trú…những nhóm nầy không chống đối với nhau thì được.
    Rồi Sử thuật lại những lời Hoa đã kể về nhóm Hoàng và Diệu, Hoàng nói:
  • Anh biết, anh cũng thấy có cái gì đó không bình thường, anh có hỏi các em đó có gì bất mãn về cán bộ lớp, các em ấy bảo không, dường như các em đó có cái gì đó dấu anh.
  • Anh Hoàng, em cám ơn anh rất nhiều luôn giúp cho em.
  • Không đâu, anh mới người cám ơn em, đã giúp anh lo cho lớp. Em biết đó, trong xã hội ai có chức có tiền thì có tiếng nói, trong nhà ai làm ra kinh tế cho gia đình thì người đó là cột trụ, còn học đường, học sinh nào học giỏi thì có uy tính với bạn bè, và lời nói trở nên có trọng lượng. Anh đã đi dạy đã nhiều năm, chỉ còn nhớ lại những cơ bản của toán, còn phần hình học đại số anh quên gần hết, vả lại tuổi đã lớn học tiếp thu chậm lắm, nên học thua xa các em. Anh còn phải nhờ các em giúp đở môn nầy môn kia nên anh khó mà thu phục chúng. Thành ra công việc của lớp anh phải nhờ em, em lại có tính khiêm tốn nên anh xem em như em trai của anh.
  • Anh đừng nói vậy, các bạn ai cũng tôn trọng anh và kính mến anh.
  • Đó là bên ngoài, trong lòng chưa chắc gì nó phục anh. Khi ra ngoài đời làm lãnh đạo dễ lắm, người lãnh đạo có thể nói trời nói đất, vì ai không biết thực sự tài năng của thủ lĩnh mình; nhưng trong nhà trường thì khác vài ba lần kiểm tra thì biết ai giỏi, ai dỡ.
  • Em thấy anh quả thật là người tài giỏi, anh thu phục hết nhân tâm mọi người, đó mới thật sự là người đứng đầu, người lãnh đạo.
  • Sử nè! Anh thấy em là người bận rộn, tham gia nhiều hoạt động, anh có thắc mắc em lấy thời gian đâu ra mà học, mà mỗi lần kiểm tra em đều đạt được điểm tối đa.
  • Anh là đảng viên, em nói anh không tin. Từ lúc em vào chùa có một nhà sư dạy cho em học về thiền, trong đó có chỉ cách tập trung. Sau khi biết làm thế nào để tập trung trí não, mỗi khi em ngồi xuống học em tập trung được ngay. Hồi phổ thông có những bài luận văn các bạn em phải mất hằng giờ, nhưng em chỉ mất 15 hay 20 phút có thể làm xong.
  • Vậy trong thiền học có sự kỳ diệu trong đó à!
  • Em không lãnh hội hết được thiền học, em chỉ biết một ít và ứng dụng một ít.
  • Thầy Ngô Tôn Ấn có hỏi về tình hình của lớp và hỏi về em, sau nghe anh kể lại mọi thứ thầy nói rằng thầy tin tưởng anh em ta có cách giải quyết được chuyện của lớp.
                                                      ( Còn tiếp)
                                                     Hải Vương

 

 

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 30, 2014 in Uncategorized

 

Màu hoa thương nhớ

PHUONG

Mỗi mùa phượng nỡ, mỗi nhớ thương

Bao nhiêu kỹ niệm dưới mái trường

Hình thầy bóng bạn còn đâu đó

tiếng gọi mầy tao thật thân thương

 

Em hởi! Bây giờ em ở đâu?

Có nghe hè đến, tiếng ve sầu

Có nhớ trường xưa, ngày cắp sách

Áo trắng học trò ta bên nhau

 

Chiều nay lặng lẽ nhìn hoa phượng

Sao thấy trong lòng nổi vấn vương

Em hởi !  Bây giờ, em còn nhớ

Một mùa hoa phượng của yêu thương.

Võ Châu Phương

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 27, 2014 in Uncategorized

 

CHUYỆN TÌNH MỘT BÀI THƠ II

Chuyện tình một bài thơ
                                        Phần 2
                  
       Những ngày đầu nhập học, nhà trường cho tất cả học sinh khóa mới cùng chung tham gia học chính trị, tham gia lao động, và sinh hoạt văn nghệ. Đây là thời gian giúp học sinh làm quen nhau, thích nghi môi trường mới cũng đồng thời cho những học sinh ở vùng xa về thị xã học, ổn định chỗ ăn chỗ ở trước khi chương trình học chính thức bắt đầu.
      Chỉ những ngày đầu, Hạ Mi với khuôn mặt khả ái, dáng người thanh tú, ít nói, thùy mị đoan trang cùng với đôi mắt chứa những nét ưu buồn xa thẳm làm nàng nổi bậc lên như một đóa hướng dương trước những bông hoa khác, thu hút bao nam sinh trong lớp ngoài lớp. Cái nét đẹp của nàng nếu được làm người tình để hẹn hò, để cùng nhau đi phố thì còn một niềm hảnh diện nào bằng, một mặt khác nàng mang những đức tính của một người vợ hiền hứa hẹn sẽ mang được sự đầm ấm hạnh  phúc cho gia đình; do vậy bao chàng trai trẻ muốn nàng trở thành người tình, còn những nam sinh lớn tuổi lại mơ được nàng như một ý trung nhân để khi tốt nghiệp sẽ cưới nàng làm vợ. Thế là các bậc mài râu để mắt đến, tìm một cơ hội để được làm quen với nàng; nhưng khó thật, nàng cứ im lìm, ít cười ít nói; những ý tưởng, những tình cảm của nàng không ai biết được, giống như nó được cất dấu trong căn hầm bí mật mà không có lối vào, khiến các chàng đứng bên ngoài mà quan sát để tìm phương cách dò ra lối vào để chinh phục trái tim của nàng.
         
      Sáng nay, bỗng nhiên gió bấc thổi về, nó mang cái lạnh xé da xé thịt, nhiều học sinh thuộc gia đình khá giả thêm chiếc áo ấm ở bên ngoài vậy mà vẫn còn cảm thấy lạnh. Trời lạnh căm căm như vậy, lớp Hoàng lại nhận công việc lao động, làm sạch lòng mương, đây là công việc phải đẩy hết đám lục bình trên con mương ra con rạch để chúng trôi đi, tạo điều kiện cho những lớp sau vét lòng mương, công việc nầy phải tranh thủ làm khi con nước còn lớn, nó trở nên khó khăn khi nước cạn đi. Thấy trời lạnh thầy Thịnh coi về lao động cảm thông, giao cho lớp những khúc tre còn lại sau xây cất, lớp dùng để làm nạng để đẩy đám lục bình đi. Cả lớp lây quây mất thời gian mà chẳng làm được bao nhiều vì ở ngoài xa, nơi nạng tre không thể tới có rất nhiều lục bình chúng bám ở đó cản lại, đám lục bình vừa được lớp đẩy đi khi lấy cây lên nó quay về chỗ cũ. Công việc nầy phải cần ít nhất một người xuống nước, trời lạnh như vầy ai làm công việc khờ dại nầy.
Anh Hoàng lớp trưởng con người ốm yếu, chỉ nhìn thấy nước môi đã xanh, da nổi gai anh không thể xuống nước, anh đang ngần ngại không biết yêu cầu ai làm công việc nầy. Bỗng nhiên mọi người đưa mắt nhìn anh chàng cởi đồ dài, mặc quần ngắn áo thung ba lỗ lao người xuống nước, việc làm của anh ta làm các nam sinh còn lại thấy nhẹ đi, còn bên nữ sinh có tiếng xì xào to nhỏ, không ai bảo ai cũng hợp sức lại đẩy đám lục bình đi . Và tiếp theo đó Phú, Liêm và Vẹn cũng lao mình xuống nước giúp cho bạn một tay, người trên bờ kẻ dưới nước, chẳng bao lâu công việc hoàn tất. Những anh chàng lội dưới nước được đón những chiếc khăn lông của những cô nàng ở nội trú và những lời nói ngọt ngào: ” chiếc khăn em chưa dùng tới”. Trong lúc lớp ra về, Hoàng lớp trưởng tìm đến Sử, anh nói:
– Anh cám ơn em, hôm nay nhờ có em công việc mới xong.
– Đâu có chi, em là nông dân thứ thiệt. lội dưới nước đẩy lục bình là chuyện thường .
– Hoàng thân thiện đi với Sử ra bãi đậu xe, vừa đi, vừa cười, vừa nói, nửa đùa, nửa thật:
– Các bạn nữ đang khen em đó!
– Khen em!
– Các cô ấy cho em là con kiến càng
  Thấy Sử ngơ ngác có vẽ không hiểu, anh liền nói tiếp
– Em có tập tạ không, sao có cơ bắp quá vậy.
   Hoàng người ốm yếu, sức khỏe không tốt thấy ai cường tráng khỏe mạnh đăm ra anh ái mộ, vả lại từ lúc học chung anh có cảm tình người bạn trẻ, đầy lòng nhiệt tình nầy, nên có lời nói tốt về Sử. Anh thấy Sử nở nụ cười hiền từ anh lại nói tiếp:— Em không biết đâu, các cô nàng bây giờ không thích những anh chàng đẹp trai da trắng trẻo ra dáng như thư sinh, mà các cô mê nhưng đứa con trai ra cái dáng đàn ông, cơ thể lực lưỡng như em đó.
– Anh nói vậy em mừng, chớ hồi học phổ thông em bị ế quá.
Hai người lên xe về, Hoàng còn nói vói theo
– Quên chuyện phổ thông đi! Lớp mình có nhiều cô xinh lắm đó!
           
             Một tuần lễ đầu nhập học kết thúc, Thu quen biết nhiều bạn, cả nam lẫn nữ, trong đó có Hoa, Lan rất mến chị, các cô nàng nầy còn mời chị đến khu nội trú chơi, nhờ đó chị biết nhiều chuyện về lớp mới, biết một số chuyện bí mật, một số chuyện tình cảm nam nữ , qua đó chị mới thấy các nữ giáo sinh có một bước trưởng thành về tình cảm so với thời học phổ thông, các cô nàng mạnh dạn hơn và không ít cô thật là ranh mãnh và khôn ngoan ngoài sự tưởng tượng của chị. Chị nhớ lại Hạ Mi cô bé ấy còn khờ, còn thằng em miệng có lanh, nhưng con trai mới lớn thiếu kinh nghiệm dễ bị dụ, Thu có cảm tình với Hạ Mi và Sử nhất, đây là hai người bạn từng học chung hồi phổ thông, vả lại cả hai quý mến tôn Thu như người chị; Thu muốn tạo điều kiện cho hai em hiểu về nhau, còn chuyện tình cảm đâu có thể biết trước được, hai em đó ra sao là do nhân duyên.
    Nghĩ như vậy, thứ bảy nầy chị quyết định không về quê, chị rủ Hạ Mi đến nhà cùng nấu nướng cùng nhau ăn tối. Hạ Mi đang buồn nay được Thu rủ đến chơi nàng nhận lời ngay. Hạ Mi cứ tưởng như ngày xưa hai chị em gặp thật là vui, tàu lao mọi sự; lần nầy lại khác, chị nói chuyện như người lớn, nàng cảm thấy không thoải mái khi chị đề cặp đến chuyện trai gái, còn nhắc nhiều đến anh chàng khó ưa. Nàng lại nghĩ sẳn tối nay nói rõ với chị ý của mình để từ đây chị không nhắc đến anh Sử trước mặt mình nữa.
Ăn cơm xong, hai chị em ngồi bên nhau, lúc thích hợp Hạ Mi nói, nàng liền mở lời:
– Chị Thu! Từ đây xin chị đừng đề cập anh chàng đó nữa được không chị!
– Dĩ nhiên được! Nhưng chị có thắc mắc do đâu mà em có thành kiến với anh ta?
– Em không thích những người nói nhiều.
– Trước đây chị cũng có suy nghĩ như em, nhưng học chung một tuần, chị thấy bạn ấy không phải là người nói nhiều .
– Ồ! Vậy trong giờ học chính trị, ai là người phát biểu. Em không muốn nghe; nhưng nó cứ vang bên lổ tai.
– Em ơi! Những phát biểu của anh ta theo chị thấy rất là chính đáng, không có một điều nào đáng chê trách cả . Những lần nói chuyện với chị, chị thấy Sử nói chuyện rất tình cảm, có chừng mực trong lời nói, tuy có nói nhiều, nhưng nói những điều thiết thực, lời nói có trọng lượng, chớ không phải đụng cái gì cũng nói. Em hãy nhớ lại đi sử có nói một lời nào nghe không lọt lỗ tai, hay mất lịch sự với em chưa?
– Dạ chưa!
– Theo chị Sử không phải là loại người nói nhiều, mà nói đúng chỗ đúng lúc, anh ta rất im lặng lúc thầy giảng bài, anh ta biết lắng nghe những ý kiến của bạn bè. Em không biết sao Sử được cảm tình nhiều người, một số cô nàng lớp mình đã chấm phải anh ta rồi, có cô ra tính hiệu, có cô tạo điều kiện cho chàng.
– Chị nói cái gì nghe lạ vậy!
– Ừ! Chỉ có em là ngây thơ, các con bé kia tinh ranh lắm, mạnh dạn lắm!
  Nghe chuyện trai gái, Hạ Mi đã khó nghe rồi, bây giờ nghe của những người bạn cùng lứa tuổi có thái độ lạ nàng không làm sao tin được, nàng tưởng chị Thu đùa nên mĩm cười nói:
– Chị thấy em khờ, rồi chị nói vậy phải không?
– Đó là sự thật, còn nhiều chuyện em không ngờ nữa đó, như ngày mai nầy Sử sẽ đưa con bé Lan xuống thăm chùa Sơn Thắng.
Nhìn vào mặt Hạ Mi như con nay tơ, đang ngơ ngác nửa tin nửa ngờ, chị nói tiếp:
– Chị với Sử nói về chùa Sơn Thắng, con bé Lan chụp lấy thời cơ nhờ Sử đưa cô nàng tham quan chùa, con bé nói ba má của nó nghe chùa Sơn Thắng đã lâu rồi, nó muốn biết chùa để ba má có lên thăm, nó sẽ đưa ba má nó đi tham quan chùa. Đây là chiêu thức tạo điều kiện cho chàng đó em có biết không?
  Nghe đến đây, Hạ Mi lấy làm ngạc nhiên, mình mới quen thêm một người bạn là chị Phượng ngồi kế bên, vậy trong lớp họ quen nhau hết, còn thân thiện đến nổi đưa nhau đi xem chùa. Nàng nghĩ chuyện nầy cũng đâu có gì, hồi trước mình cũng từng nhờ Khoa đưa đi tìm nhà người bạn, không may trong lớp có người bắt gặp rồi ghép đôi mình với Khoa, thật ra mình và anh ta đâu có gì. Chắc chị Thu đọc nhiều tiểu thuyết quá thành ra trong đầu có nhiều suy tưởng, chớ có gì đâu tạo điều kiện cho chàng.
– Dẫn cho người bạn tìm cái chùa là chuyện thường thôi chị.
– Không thường đâu em, em có biết ba má của Lan ở tận huyện Cầu Ngang không? làm gì mà biết chùa Sơn Thắng ở Thanh Đức, cạnh sông Cổ Chiên. Cô ấy nhờ là có ý đồ đó em!
 Hạ Mi nghe chị Thu nói cũng có lý lẽ, chuyện đó là chuyện của người khác đâu có liên quan gì tranh luận với chị cho thêm phiền.
– Chị Thu mình đừng nói chuyện không liên quan đến mình.
– Có đó em! Thật em không biết những chuyện xảy ra chung quanh ta, hay là em giả bộ không biết? Các cô nàng đó có tình ý với Sử, còn Sử nó quan tâm đến em.
( Xin đọc giả theo dõi tiếp phần sau, xem chuyện gì sẽ xẩy ra khi Sử đưa Lan xuống chùa Sơn Thắng)

                                                  Hải Vương

Sửa

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 22, 2014 in Uncategorized

 

 Chuyện tình một bài thơ phần VI   

                   
                Ông Ngô Tôn Ấn là hiệu phó của trường cao đẳng sư phạm Cửu Long, cũng là thầy giáo dạy môn tâm lý, và bộ môn chính trị của trường, thầy là người chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo cho giáo sinh, thầy hy vọng những học sinh của trường sẽ trở thành những thầy giáo trẻ ưu tú, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, và biết tổ chức những phong trào thi đua. Qua tổng kết của ngành giáo giục, thấy sự liên quan chất lượng học tập và các phong trào; trường nào có phong trào thi đua mạnh, học sinh trường đó cũng đạt điểm cao. Thầy Ngô Tôn Ấn muốn phong trào thi đua phải khởi đầu ở trường cao đẳng, học sinh của trường tham gia, qua đó học hỏi kinh nghiệm sẽ ứng dụng trong tương lai; tuy biết vậy, đã bao năm trôi qua, thầy cố gắng phát động những phong trào, nhưng kết quả không theo ý muốn.
                                         
       Đầu năm nay trong lúc dạy cho cả khối học sinh mới, thầy cố tìm những học sinh có khả năng làm nồng cốt cho phong trào; thông thường thầy đặt những câu hỏi cho các lớp thi đua trả lời, tạo không khí sôi động trong học tập; trong đó có những câu hỏi thật là hóc búa để tìm ra những học sinh ưu tú của khóa. Trong các lớp có nhiều học sinh trả lời câu hỏi khó của thầy, nhưng thầy có ấn tượng về một nam sinh, em ấy trả lời một cách trôi chảy, mạch lạc, có những lập luận vững chắc. Nam sinh ấy là Nguyễn Thanh Sử, xem về sơ yếu lý lịch, thầy có phần do dự vì em nầy không là đoàn viên; khi tìm hiểu hơn học sinh nầy, đã từng được thầy Dương Tấn Đệ tin tưởng giao nhiều trọng trách khi còn học phổ thông. Biết được điều nầy thầy Ngô Tôn Ấn đã mạnh dạng giao phong trào thi đua cho Sử.
     Sử là một thanh niên mang bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ muốn làm cái gì đó cho xã hội cho đất nước, trước mắt là cho trường cho lớp. Nay được thầy Ngô Tôn Ấn nói rõ ý nghĩa của phong trào thi đua, và thầy muốn Sử giúp cho thầy tổ chức và trông coi các phong trào của trường. Sử xem đây là một cơ hội, để thử khả năng của mình ở một môi trường mới, trong cái chung cũng có cái riêng, chàng hy vọng sẽ kéo Hạ Mi cùng tham gia, chàng nghĩ chỉ có tham gia hoạt động Hạ Mi mới nhanh chóng quên đi những nổi buồn đang mang nặng ở bên lòng mà chàng không tiện hỏi nguyên nhân. Sử đã nhanh chóng, hăng hái bắt tay ngay vào công việc, được ban giám hiệu hậu thuẩn, được thầy cô giúp đở, cán bộ các lớp đồng lòng, thế là phong trào thi đua được phát động, sau một thời gian ngắn đạt được những bước đầu thành công, nhất là phong trào văn nghệ, rồi đến báo chí. Chàng được ban giám hiệu tin trưởng, được bạn bè các lớp biết đến, một học sinh của quần chúng.
    Một điều thật trớ trêu, Sử là người đứng đầu phong trào của trường; nhưng lớp Sử là một lớp có kết quả thi đua thấp nhất, học sinh trong trường thì hưởng ứng, học sinh cùng lớp lại liên tục chống đối. Đối với lớp, chàng càng đưa ra những thi đua thì càng gặp chống đối, càng đem lòng nhiệt tình chăm lo cho lớp thì chàng càng đón nhận sự lạnh nhạt của các bạn. Rõ ràng nhiều điều chàng đưa ra, hoặc làm  là mang ích lợi cho lớp, mang ích lợi cho nhiều người, tại sao các bạn không hưởng ứng còn chống đối. Như trong lớp có nhiều học sinh mất căn bản về môn toán, chàng bỏ công sức bỏ thời gian tổ chức học tổ, học nhóm; nhưng không mấy học sinh tham dự, số tham dự nằm trong đội ngủ cán bộ lớp, hoặc học sinh khá, còn học sinh kém thật sự không ai tham dự làm sự tổ chức nầy vô ý nghĩa. Lòng Sử nặng trỉu khi đến lớp học, thấy lớp im lìm, một không khí chết; lòng chàng buồn khi nghe nhiều bạn không đạt điểm trung bình hoặc nghe lời giảng viên than phiền lớp có nhiều học sinh kém. Thầy chủ nhiệm chưa hề trách chàng, Sử tự trách mình sao bất lực, không có khả năng để đưa lớp đi lên, nhiều lần chàng trao đổi với anh Hoàng- lớp trưởng xin từ chức, anh bảo chàng phong trào của trường khó như vậy mà chàng đã tổ chức thành công, chuyện của lớp rồi cũng sẽ thành công. Bấy lâu nay chàng tin tưởng vào khả năng mình, bây giờ chàng mới nhận biết phong trào của quần chúng là do quần chúng quyết định, nếu do một nguyên nhân nào không đồng lòng, không tin tưởng nhau thì không thể làm gì tất cả cho dù mình có cố gắng. Tình trạng của lớp hiện tại, không biết chàng làm nên tội gì, người này thì xầm xì, nhóm kia thì to nhỏ với nhau kiến chàng đau đầu, những lúc như thế nầy chàng cảm thấy thiếu một người bạn chí thân để tâm sự, để trao đổi; lòng chàng càng thấy cô đơn hơn khi thấy Hạ Mi mỗi lúc mỗi trở nên xa lạ với chàng. Nàng không nhận bất cứ lời đề nghị nào của chàng, chàng khẩn thiết mời nàng làm tổ trưởng môn vật lý thế mà nàng nở lòng từ chối. 
  Chị Thu biết tình cảnh của lớp, hiểu được những tâm tư của Sử, đôi lần tìm đến an ủi, nhưng lời nói của chị, cách lý giải của chị không giảm được nổi buồn, và sự lo lắng trong lòng chàng. Theo chị Thu, tình trạng của lớp là tình trạng chung của trường cao đẳng, đa số học sinh đang học của trường là những học sinh thi rớt đại học, nên mất hết ý chí phấn đấu, mất hết tinh thần thi đua, học chiếu lệ, mong học đạt điểm trung bình để ra trường.
Chắc người đồng cảm với Sử nhất trong lúc nầy là Lan, nàng đã tham gia ủng hộ chàng hết lòng, Lan là trưởng ban văn nghệ nàng kêu gọi lớp tham gia văn nghệ, nhưng không mấy ai tham gia. Hôm trình diễn văn nghệ do trường tổ chức thi đua , hầu hết các lớp có dăm ba tiết mục; còn lớp Sử chỉ có Lan, nàng đơn thân tham gia với phần đơn ca, cho dù nàng chiếm giải nhất trong đơn ca, lớp vẫn bị điểm thấp.
  Tội cho Lan, nàng buồn và mang những lo lắng trong lòng khi thấy Sử mặt mài đăm chiêu, ưu sầu; nàng muốn đến bên Sử nói những điều nàng biết, nàng nghe thấy cho chàng được tường tận, khi gặp Sử nàng không mở lời được, nàng không biết giải thích thế nào với chàng, nếu không khéo, khi biết rõ những vấn đề có liên hoan đến nàng, ai bảo đảm là chàng tìm cách để xa lánh nàng, đây là điều nàng không muốn. Ban ngày gặp nhau không nói được, đêm về nằm nhớ khuôn mặt ưu tư của chàng, trong lòng nàng bất ban và tự bảo phải nói cho chàng biết hết; đến gặp mặt lại không, cứ lập đi lập lại càng làm cho lớp nghi ngờ mối giao tình của hai người.
         
  Ở đời, con người thường có những giây phút hoài niệm, có những lúc nhớ chuyện cũ, nhất khi gặp những bế tắt hiện tại. Sử nhớ lại lớp hồi phổ thông của mình, cái lớp mà chàng từng làm lớp trưởng, bỗng chàng thấy nhớ từng khuôn mặt thân thương của các bạn, sao ngày trước tình bạn đẹp như thế. Rồi nhớ lại những lúc gặp khó khăn đều có thầy Dương Tấn Đệ, ở một bên giúp đở, chỉ phương hướng cho chàng. Nhắc đến thầy Dương Tấn Đệ, chàng nhớ lâu rồi không đến thăm thầy cô, thôi thì chiều nay hãy đến thăm thầy, nhìn mặt lại con bé Hiền, em Hậu, không biết các em, nay lớn đến đâu rồi, nhìn khuôn mặt ngây thơ của các em, nghe giọng nói ngây ngô của các em đôi khi làm cho mình quên buồn phiền; mỗi lần gặp thầy chàng đều học những điều hay, mỗi lần gặp thầy lòng nhiệt huyết giúp đời của chàng được hâm nóng, hy vọng lần nầy đến gặp thầy để lấy lại tinh thần.
  Thầy Đệ lấy làm vui mừng khi học trò cũ về thăm, thầy mời Sử ngồi trên chiếc ghế đối diện với thầy, thầy ngồi trên bộ ván, hai thầy trò cách nhau bởi bàn gỗ hình chữ nhật mà chàng thường ngôi đây ăn cơm với cô thầy. Thầy Đệ không gì thay đổi, miệng thầy luôn nở một nụ cười thật nhân hậu, giọng nói thầy vẫn nhè nhẹ chứa đầy tình cảm, lần nầy có lẽ tỏ ra vui khi có người khen học trò của thầy, thầy nói:
– Sử à! Thầy họp ở sở giáo dục có gặp thầy hiệu phó của em, khi trò chuyện, ông ấy khen em lắm đó.
– Dạ cám ơn thầy! Em cũng tham gia hoạt động cho trường, cho lớp; nhưng ở trường cao đẳng không dễ dàng như thời kỳ phổ thông thầy ạ!
– Đương nhiên rồi em, ở phổ thông, nhà trường dạy và rèn luyện cho học sinh có kiến thức để vào được một trường khác để tiếp tục học; còn trường cao đẳng hoặc những trường trung học chuyên nghiệp là nơi đào tạo những học sinh trở thành những người ra đời làm việc. Những khó khăn đó là những thử thách để rèn luyện một con người thật sự trưởng thành, hãy xem nó là những bài tập hữu ích, phải làm để trang bị hành trang cho mình bước vào đời.
– Dạ! Con cám ơn những lời chỉ bảo của thầy.
– Sử à! Làm một trí thức đúng nghĩa không phải dễ. Hai chữ TRÍ VÀ DŨNG  em phải học và rèn luyện để trở thành một người có bản lĩnh, một thầy giáo yêu nước, yêu học trò, ở môi trường ngành sư là một môi trường tốt để rèn luyện.  
– Dạ! Thưa thầy TRÍ & DŨNG, có phải nằm trong NHÂN, TRÍ, DŨNG của Khổng Tử không thầy?
– Không nhất thiết là của Khổng Tử, văn hóa của thế giới có những điểm chung; ở Âu Châu, ở những nước khác không ai biết về Khổng Tử; nhưng người ta biết từ ngữ nầy, dùng nó để dạy cách làm một con người.
– Dạ! Con hiểu!
–  Trí ở đây nói trí nảo, sự hiểu biết, sự nhận thức của sự việc; khi biết rồi, phải có dũng khí giải quyết và khi giải quyết phải dùng lý trí, cả hai đều quan trọng sử dụng đúng mực mới đáng là một kẻ sỉ, một người có học. 
   Sử ngồi say mê với hai chữ TRÍ và DŨNG của thầy, thầy giảng giải một cách sống động, dẫn chứng những việc cụ thể, chỉ hai chữ thôi chàng đã thấy được đâu là một trí thức chân chính, đâu là những người chỉ khoác được chiếc áo bên ngoài. Bao kẻ sỉ, những người anh hùng của đất nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học, đã nhận biết giặc Pháp là kẻ thù của đất nước như bao sỉ phu khác, các ông có dũng khí nổi lên chống lại, đã dùng trí não tìm ra phương pháp chiến đấu, mặc dầu tất cả đều thất bại do cuộc đấu không cân sức nhưng thể hiện lên trí dũng của mình. Trong dẫn chứng thầy không đề cập gì đến bản thân, nhưng ở trong lòng Sử, thầy tấm gương rất điển hình, dũng khí của thầy hiên ngang mà thầy cô nào cũng biết, trí não của thầy tỏ sáng đến nỗi sở giáo dục phải đưa thầy lên làm hiệu trưởng của một trường cấp ba, một trường lớn, trong nguyên tắc thì không được vì thầy không phải là một đảng viên.
        Sau buổi gặp gở thầy Dương Tấn Đệ, sử cảm thấy mình có thêm sức lực, chàng cảm thấy đời mình hạnh phúc vì có được hai người thầy, thầy Đắc Pháp đã dạy cho chàng tấm lòng dị tha, tránh những SÂN, SI không giận hờn, thù hằng hoặc ghét bỏ một ai một cách vô lý; nay chàng lại học được TRÍ và DŨNG của thầy Dương Tấn Đệ để xem xét giải quyết những vấn đề vướng mắc. Sử xem đây những bí kiếp võ công hai người thầy truyền lại, chàng tự nhủ với lòng rằng phải rèn luyện để trở thành một người có bản lĩnh thật sự trong xã hội mai nầy. Đối diện những tình huống của lớp, chàng không còn vẽ mặt cao có nữa, trong lòng thấy bình thản, nỡ nụ cười trên môi đối diện những người bạn chống đối chàng, và hăng hái lao vào công việc. Chàng phải dùng lý trí tìm ra nguyên nhân, lấy dũng khí để đối diện để giải quyết những khó khăn, không thể từ chức vào lúc nầy sẽ làm cho lớp trở nên tồi tệ hơn, chắc sẽ có một cách thỏa đáng khi chàng để lý trí vào.
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 22, 2014 in Uncategorized

 

NHỮNG HÌNH SINH HOẠT

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 20, 2014 in Uncategorized

 

KHÔNG THẤY ANH VỀ

KHÔNG THẤY ANH VỀ

h 5

Lâu lắm mới về trên lối cũ

Hành lang xưa bao phủ lớp rêu phong

Đâu phải người yêu, sao giữ mãi bên lòng

một hình ảnh của một thời hoa mộng

Xuân họp mặt bạn bè về đông đủ

Anh ở đâu? Em lặng lẽ bước một mình

Bao năm rồi chẳng thấy ánh bình minh

Mong gặp mặt cho tim mình đập lại

Nhớ ngày xưa, e dè ái ngại

Lời tỏ tình giả bộ bỏ ngoài tai

Từ chối hoài, để tan nát lòng ai

Em ngoãnh mặt, nhưng tim yêu bám chặt

Ngỡ anh về, cho em anh gặp mặt

Chỉ một lần thôi, đối diện với người xưa

Trả lại cho anh những năm tháng đợi chờ

Trả cho anh lời tỏ tình ngày cũ.

Anh không về hàng cây buồn u rũ

Sân trường mờ, bao phủ nổi vấn vương

Chưa một lần nói tiếng yêu thương

Tim đã gửi, trao cho ai, trao mãi mãi….

 Võ Châu Phươn

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 15, 2014 in Uncategorized

 

MẸ ƠI !

MẸ ƠI !

Mẹ tôi lặn lội thân cò
Cho tôi cơm áo ấm no tràn đầy
Khẳng khiu mở rộng vòng tay
Ôm vào tất cả đắng cay cuộc đời

Mặc cho mưa gió dập vùi
Mặc cho bão táp không lời thở than
Dù đời lắm nỗi gian nan
Thân cò mẹ chịu trăm ngàn đớn đau

Mẹ giờ mắt đã quầng sâu
Một thân gánh lấy dãi dầu gió sương
Mà luôn ngong ngóng dặm trường
Dõi theo từng bước trên đường tôi qua

Tình mẹ chất ngất bao la
Như sông biển rộng thiết tha êm đềm
Chân cứng mà đá lại mềm
Mẹ gìn giữ cả ước nguyền của tôi

Giờ thì tóc mẹ bạc rồi
Lưa thưa mấy sợi rối bời khổ đau
Tuổi xuân của mẹ còn đâu
Mà tình vẫn đọng lắng sâu ngút ngàn

Trời xa mà đất lại gần
Mẹ ơi gượng nhé xin đừng bỏ con
Con biết sức mẹ đã mòn
Mẹ ơi đừng bỏ lại con một mình

Sao mẹ cứ mãi lặng thinh
Mẹ ơi! Con sợ một mình bơ vơ
Mẹ ơi !

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 15, 2014 in Uncategorized

 

Mãi Yêu Thương

Mãi Yêu Thương

Nàng đã đi rồi, đi thật xa.
Nhở rằng thương nhớ sẽ nhạt nhòa
Ngày tháng qua đi ngày tháng đến
Người đã đi xa, tình cũng xa.

Chiều nay mây phủ ánh ta dương
Lòng hỏi lòng sao mãi vấn vương
Một lần gặp gở trọn đời nhớ
Em mãi trong tôi, mãi yêu thương.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 10, 2014 in Uncategorized

 
Hình ảnh

XA RỒI NHỚ

HAI VUONG0002

Dẫu xa tôi vẫn nhớ về

Công Viên chiều vắng vai kề vai

Bàn tay thương lấy bàn tay

Đan nhau từng ngón nhớ hoài người ơi

Bây giờ- mỗi đứa mỗi nơi

Xa nhau cách biệt phương trời nhớ thương

Em đi bỏ lại con đường

Bao nhiêu kỹ niệm vấn vương lòng nầy

Đêm nay thương nhớ vâng đầy

Nhìn ngôi sao lạc trong mây khuất chìm

Mênh mong Sao mãi dõi tìm

Cánh chim biền biệt biết tim nơi đâu?

Mong sao trời đỗ mưa ngâu

Nhiệp cầu ô thước bắt cầu sông Ngân

Ngưu Lang- Chức Nữ lại gần

Mãnh tim đã vỡ được lành như xưa.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 7, 2014 in Uncategorized

 

CHUYỆN TÌNH MỘT BÀI THƠ (Phần 5)

      

CHUYỆN TÌNH MỘT BÀI THƠ (Phần 5)

 

 

 

 

           Nhà Thu nằm cạnh dòng sông cầu Thiềng Đức, Sử mỗi lần đi học hay đi về đều đi ngang qua, nhưng hôm nay lần đầu vào nhà. Trong nhà mọi thứ thật ngăn nắp trong rất vừa mắt, phòng khách hướng về con lộ, phòng ăn cũng là phòng dành cho sinh hoạt gia đình hướng về phía dòng sông, nhà cấu trúc kiểu nầy chỉ cần mở những cánh cửa gió sẽ luồn từ sông xuyên qua căn nhà làm cho căn nhà có không khí trong lành và mát mẻ. Sử được Thu dẫn ra sân xi măng cạnh dòng sông, ở đó có một bàn nhỏ và những chiếc ghế, trên bàn đã có một dĩa trái cây mà chị đã chuẩn bị trước. Sử ngôi trên chiếc ghế cảm thấy thoải mái, chàng nhìn trên dòng sông, lắp lánh phản chiếu ánh đèn thật trong đẹp lạ. Thu quay trở lại với hai ly nước trên tay, chưa ngồi xuống chị đã nói:

 

– Cuối tuần rồi Hạ Mi có lại nhà chị cùng nhau nấu ăn.

 

– Sao chị không rũ cho em tham gia!

 

– Hạ Mi có nhiều thành kiến về em lắm, em không có mặt thì tốt hơn.

 

– Vậy hả chị! Cô ấy có thành kiến gì vậy chị?

 

– Cô ấy không thích ai nói nhiều, còn em thì quá ư là hoạt bát.

 

– Chị nói đúng, em là người nói nhiều, như người ta nói người im lặng gặp người nói nhiều đó chị.

 

Thu nghe câu nầy vừa cười vừa nói:

 

– Ừ! Chị cũng mong như vậy

 

– Em còn khuyết điểm gì nữa không chị?

 

– Mấy cô gái tạm gọi là đoan trang, nghiêm chỉnh rất ngại làm quen với em đó.

 

– Tại sao vậy chị?

 

– Vì các nàng ấy sợ những anh chàng đào hoa như em.

 

– Chị có nói lộn không! Em mà được mang tiếng đào hoa à!

 

– Em đừng có giận thì chị mới nói

 

– Em không dễ gì giận đâu, chị nói cho em nghe đi.

 

– Nói tiếng đào hoa cho nó dễ nghe, một số cho rằng em không đàng hoàng, sao lúc nào cũng có những bóng hồng ở bên em.

 

– Chị nói gì lạ vậy, có cô nào ở bên em đâu?

 

– Hồi học phổ thông đó, ở trong sân trường chỗ nào thấy em thì thấy các cô bao quanh.

 

Sử cố nhớ lại, rồi bổng nhiên chàng cười kha khả, chắc chàng đang cười cho sự đàm tiếu ở đời, nếu Thu không nói ra, không bao giờ chàng biết được nên vui vẻ trả lời chị:

 

– À! Chị nói đúng rồi! Ngày học ở phổ thông có những lúc em coi đội trật tự của trường, chịu trách nhiệm khối sinh vật và văn chương, chị biết đó hai khối nầy đa số là nữ, đội trật tự viên của em 90% là nữ sinh; đương nhiên em sinh hoạt và làm việc chung với các cô ấy.

 

– Bây giờ chị hiểu rồi! Ừ, chị hỏi nhỏ em có chấm được cô nào chưa.

 

– Dạ chưa!

 

– Thật không đó! Chị còn nghe đồn em với cô lớp trưởng.

 

– Có tiếng mà không có miếng chị ơi. Em thường bị ghép đôi, và em cũng không biết tại sao các bạn ấy ghép như vậy.

 

– Ừ! Bạn bè thấy em vui tính ghép để phá chơi mà. Đó là chuyện thường của thời trung học.

 

– Chị thấy em quan tâm đến Hạ Mi phải không?

 

– Thú thật với chị em cũng không biết; nhưng mỗi lần nhìn thấy mặt cô ấy với nét mặt buồn buồn, trong lòng em cảm thấy có một cái gì đó. Em cố tìm cách làm sao cho cô ấy được vui như mọi người. Nào ngờ mỗi lần em lại gần tiếp xúc cô ấy có thái độ rất lạ dường như xem em là kẻ thù, ăn nói nghe cọc lóc. Nay nhờ chị em mới biết cô ấy có cái nhìn không thiện cảm về em.

 

– Cái đó em nghĩ sai về Hạ Mi rồi, con bé đó nhút nhát khi lại gần khác phái. Hạ Mi có tâm sự với chị nó bảo ở em có một sức mạnh gì lạ lắm, mỗi lần đứng gần em, nó không bình tĩnh và tim đập mạnh lên, đôi khi muốn đối đáp với em nhưng nói không nên lời nên chỉ trả lời nhát gừng. Hạ Mi hiện tại rất là ngại lại gần em đó, em ấy không mạnh dạn trong ăn nói chỉ tỏ thái độ để em lánh xa.

 

– Em biết rồi! Em không ngờ em làm cho cô ấy khó chịu như vậy. Tại sao cô ấy lúc nào cũng buồn bả có phải vì xa người yêu?

 

– Con bé ấy làm gì mà có người yêu. Trong lớp cũng có ghép Hạ Mi với Lộc, theo chị, Lộc quan tâm có cảm tình với con bé, còn Hạ Mi thì không.

 

– Lộc có phải anh chàng học sinh giỏi lớp chị, Lộc đã thi đậu vào đại học kiến trúc.

 

– Lộc học có những môn kém hơn Hạ Mi, nhưng đậu đại học. Ừ! Không ngờ em nắm rõ thông tin.

 

– Chuyện đó dễ mà chị, khóa ta đâu có bao nhiêu người đậu đại học.

 

– Em biết như vậy, chắc em lo ngại về Lộc, theo hiểu biết của chị Lộc không là gì cả, một người có thể coi là tình địch của em đang ở trong lớp mình!

 

– Chị nói như kiểu nầy nghe vui tai đó. Ủa! Ai vậy chị?

 

– Anh chàng Liêm đó chớ còn ai. Chị ngồi gần đó chị biết, Liêm có cái dáng đạo mạo, ăn nói lịch thiệp, ăn mặc những bộ đồ trông sang trọng hẳn ra. Anh ta là mẩu người rất thích hợp với Hạ Mi. Đáng nói hơn hết Liêm để ý và quan tâm đến Hạ Mi, nay chàng làm tổ trưởng nàng làm tổ phó, gần gủi nhau, hổ trợ cho nhau dễ làm cho Hạ Mi sinh ra tình cảm nhất là gặp lúc cô nàng đang buồn.

 

– Nếu có một anh chàng nào có khả năng làm cho cô ấy vui và yêu đời, em cũng thấy yên tâm đó chị ạ!

 

– Em yên tâm hay là khổ tâm? Mai mốt đừng nói với chị là em đang mang bệnh thất tình.

 

– Em cũng không biết.

 

 

 

 

Sử nhớ nảy giờ nói chuyện là những vấn đề mình quan tâm, chị Thu nầy quả thật một người chị dễ mến, luôn nghĩ cho người khác, không biết chị định hỏi mình vấn đề gì, trả lời cho chị còn phải về học bài.
– Có chuyện gì đó, chị định hỏi em phải không?
– Ừ có! Như em biết đó, hồi ba má chị còn ở đây, chị theo ông bà xuống chùa Sơn Thắng nên quen biết chùa, nay nghe Lan kể lại em có người bạn ở trong chùa và bản thân em cũng ở trong chùa nữa có đúng không?
– Đúng!
– Lan nói em vô chùa ở gần cả năm và có một bí mật chưa kể cho ai nghe, làm cho chị tò mò, chị muốn hỏi thăm về chùa và muốn em bật mí kể cho chị nghe.
– Em kể cho chị về chùa thì được; còn chuyện bí mật em chỉ kể chị nghe một phần nào thôi nhe.
– Bí mật gì mà giử vậy ta! Thôi em kể được đến đâu thì chị nghe đến đó. Em đi học ở trọ chùa Sơn Thắng à?
– Dạ không! Từ bến phà Cổ Chiên lên có một ngã ba, còn gọi ngã ba lò gạch vì có một ngã dẫn vào lò gạch, nhà trọ em ở cạnh ngã ba đó.
– Vậy cách chùa đâu có xa, nên em vô chùa chớ gì.
– Đúng cách chùa không xa; nhưng nội dung của nhà trường cấm học sinh vào chùa, thành ra em học nhiều năm ở đó mà không dám vào chùa.
– Vậy à! Nhà trường cấm không cho học sinh vô chùa à!
– Chị biết mà, nhất quỷ nhì ma thứ ba là học trò, nếu không cấm đám học sinh đó nó vào quậy thì có nước nhà chùa dọn đi, chớ làm sao tịnh tâm mà tu cho được.
– Như vậy em làm sao vô được mà quen biết với thầy Đắc Pháp và chị Nhung?
– Nhân duyên đưa em đến chùa bắt đầu từ người bạn tên là Trần Mạnh Tiến. Anh Tiến là học sinh mới của lớp, anh ấy rất khôi ngô tuấn tú trông rất là thông minh, nhưng lại học quá dỡ. Do đặc biệt như vậy làm thầy chủ nhiệm để ý đến, sau khi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, thầy rất thương yêu Trần Mạnh Tiến, và giao cho Sử giúp đỡ anh về mặt học tập. Thú thật với chị là Sử đã từng giúp đỡ nhiều bạn trong lớp cũng như trong trường từ học kém trở nên trung bình rồi khá nên có kinh nghiệm; nhưng Sử không giúp cho anh Tiến. Những bài tập dễ nhất trong sách đang học, hướng dẫn cách nào anh cũng không hiểu, sau đó Sử phát hiện ra anh không có một chút căn bản nào về đại số hay hình học, thậm chí cộng trừ nhân chia cũng làm sai. Muốn giúp được cho anh cần có thời gian, thời gian trong trường thì không đủ phải đến nhà. Khi hẹn đến nhà mới biết anh ở trong chùa Sơn Thắng đó cũng là nhân duyên đưa Sử đến chùa rồi quen biết thầy Đắc Pháp, sư Bà, chị Hồng Nhung.
– Trước đây ở chùa đó không có ai tênTrần Mạnh Tiến.
– Chị nói đúng! Anh Tiến được trường Thiếu Sinh Quân nuôi, đây là một trường nuôi và đào tạo dạy dỗ cho những đứa con cha mẹ chết trong chiến tranh, hoặc cô nhi không có người chăm nuôi, để trở thành những người lính sẳn sàng hy sinh mạng sống cho chiến tranh. Chính không biết lúc nào mình sẽ chết nên học sinh ở đó,không một ai chịu học. Sau ngày thống nhất trường nầy giải tán, anh Tiến không có chỗ để đi,không có nơi để ăn, đang lúc cùng đường tuyệt vọng, anh gặp thầy Đắc Pháp. Sau khi hiểu hoàn cảnh của anh, với tấm lòng cứu khổ cứu nạn của đức Phật, thầy đã đem anh Tiến về chùa nuôi và cho đi học.
– Nói như vậy em chỉ đến chùa để hướng dẫn anh Tiến học chớ đâu có ở trong chùa?
– Lúc đầu, đến chùa chỉ đến giúp cho anh Tiến học rồi về nhà trọ;nhưng sao đó thì khác.
– Chị muốn nghe chỗ khác đó.
– Được để em kể một phần, một đêm đó ở ngôi nhà trọ, em sắp phạm tội lớn rồi, nhưng trời xui đất khiến có một vị cứu tinh đến. Mặc dầu chưa gây ra tội, ngày hôm sau con người của em rất là hoang mang và không tin tưởng bản thân, trong lúc ngồi chờ anh Tiến xong công việc để cùng nhau học thì thầy Đắc Pháp đến, dường như thầy thấu hiểu hết những dòng tư tưởng của em, thầy ngồi bên giảng để làm sao con người tránh những sân si dục vọng, thầy giải thích tại sao phải vô chùa tu, tại sao đức phật Thích Ca phải bỏ ngôi vàng và phải khổ ải ngồi dưới cội bồ đề mới tu thành chánh quả. Sau buổi giảng ấy em nhận định được lòng con người có những lúc yếu đuối lắm, không thắng được những đòi hỏi dục vọng bản thân, và môi trường tạo điều kiện cho người ta phạm tội, nếu không thay đổi môi trường đó người ta tiếp tục phạm tội, thôi thì mỗi buổi tối vô chùa để ổn định con người em may ra tránh được phạm tội đó. Từ đó, ban ngày thì em ở ngôi nhà trọ, sau buổi cơm chiều xong em đến chùa tham gia gõ mõ tụng kinh, và xin ngủ luôn trong chùa. Chị biết không, thầy Đắc Pháp dạy cho em nhiều điều, em không ăn chay, cũng không cạo đầu, nhưng trong lòng có sự thay đổi, nhất là sự tập trung nhờ vậy mà năm đó em học có kết quả rất là cao, ngay những môn học bài em cũng đạt hầu như điểm mười.
– Vậy à! Còn Trần Mạnh Tiến thì sao?
– Tổng kết cuối năm học, anh Tiến cũng thuộc học sinh giỏi, môn Toán anh đứng hàng thứ tư thứ năm trong lớp, còn môn văn thì nhất nhì thậm chí em còn thua ảnh.
– Vào! Chị không tưởng tượng nổi. Thật là kỳ diệu.
– Còn nhiều chuyện kỳ diệu chính em không tin được, khi trãi qua rồi mới nhận ra.
– Nói như vậy, chắc em sẽ gặp được những chuyện kỳ diệu ở trong ngôi trường nầy.
– Em cũng hy vọng như vậy, nhưng chuyện nào qua rồi mới biết; còn chuyện sắp tới làm sao mà em biết được chị.
– Thu chợt nhớ lại mình toàn hỏi những vấn đề phụ, còn vấn đề chánh anh ta sắp phạm tội, là phạm tội gì anh chàng nầy không kể đến, Anh ta đưa mình đi trong mây bay trong gió làm lạc phương hướng để khỏi kể ra, may chị phát hiện kịp nên nói.
– Nảy em kể sắp phạm tội, vậy chớ phạm tội gì mà phải từng đêm không dám ở nhà trọ, mà phải vô chùa gỏ mõ tụng kinh.
– Em đã nói chị rồi, đây là bí mật em không thể kể.
– Kể cho chị nghe đi, chị giữ bí mật cho em mà!
– Hể kể cho một người thứ 2 nghe thì không còn bí mật nữa chị ạ!
– Vậy điều kiện nào em mới kể?
– Em gặp một cô gái em yêu, nếu nàng biết chuyện nầy, nàng yêu cầu em kể, em sẽ kể cho nàng nghe, và từ đó không còn bí mật nữa, em sẽ kể lại bất cứ một ai.
– Sử khôn thật đó nhe! Muốn chị giúp cho em quen được cô ấy rồi mới nghe được giải đáp phải không.
 –  Không phải vậy đâu chị. Yêu đương là tiếng nói của con tim, em sẽ nghe tiếng đập của con tim mà tìm ra người ấy!
            Trời càng về đêm, gió sông thổi càng nhiều, mang sự mát mẻ làm cho hai chị em thấy sảng khoái. Sử ra về với niềm vui, còn chị Thu cũng thấy vừa lòng, tuy nguyên nhân chính chưa biết được.
                                                     Còn tiếp
                                                Hải Vương
  • ĐÍNH CHÍNH:
    Trong phần 4 chỗ viết nhằm xin đinh chính, Liêm làm tổ trưởng Hạ Mi làm tổ phó viết nhằm Hạ Lan.
  • GIẢI ĐÁP CÂU HỎI:

 

Các anh chị bạn đọc, đã xem qua phần năm thì đã biết câu trả lời
  • Câu 1: Chị Nhung, hay chị Hồng Nhung là em của thầy Đắc Pháp, anh Trần Mạnh Tiến là người bạn của tôi, được thầy Đắc Pháp đem về chùa như đã kể ở trên phần 5. Phần 3 của câu chuyện, là có thật, từ nhân vật cũng như cảnh vật. Tôi đã mượn một câu chuyện thật ở ngoài đời lồng vào câu chuyện của mình.
  • Câu 2: Chọn câu trả lời C. Sử có kể nhưng cũng còn giử bí mật, nên chỉ kể một phần.
  • Câu 3: Chưa có đáp án.
  • Câu 4: là một câu để đọc giả bài tỏ quan điểm của mình, mỗi người cách nhìn có một nhận xét về một nhân vật, tất cả ai có trả lời đều được đón nhân.
    CÂU HỎI CHO PHẦN NĂM:
    CÂU 1: Trong phần 4 Lan hát một phần của bảng nhạc.
    Bảng nhạc ấy tên là gì?
    CÂU 2: Xin đọc giả cho một số nhận xét về nhân vật Thu.
    Câu 3: Hạ Mi sẽ cảm tình với ai?
    a) Sử
    b) Liêm
    c) Một người khác
    CÂU 4: trong phần 5 xin bạn đọc đưa ra một dẫn chứng chứng minh Sử không có yêu Lan

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 5, 2014 in Uncategorized