RSS

Monthly Archives: Tháng Sáu 2013

Năm học đầu tiên ( hết)

Năm học đầu tiên ( hết) Học giỏi được mẹ thưởng cặp da
Ngày đăng: 2012-05-02 04:34:54
Thường ngày đầu tiên con đi học, cha mẹ có cùng chung một tâm trạng, trông mong gặp lại con sau giờ tan học; để hỏi, để xem thái độ của con đối trường lớp và thầy cô như thế nào. Mẹ tôi còn nôn nóng hơn thế nữa, mẹ muốn biết tôi học ra sao, học được lớp mấy; nhưng thấy tôi về với dáng điệu thiểu nảo, nét mặt buồn so, rồi vô buồng ngôi khóc, mẹ không cần hỏi nữa cũng đã biết, mẹ chờ tôi khóc hồi lâu mới đến an ủi:
– Không sao đâu con! lúc đầu ai cũng gặp khó khăn.
Nghe mẹ nói, bao nhiêu phiền muộn trong lòng dường như tan biến, nghe lời mẹ đi tắm và ăn cơm, lúc bụng no dễ chịu, đem chuyện xảy ra ở trường kể hết, nghe xong mẹ nói:
– Theo mẹ con nên học lớp bốn, con học được lớp 4 là mẹ vui mừng.
Tôi nghĩ lớp năm chẵng có gì khó, nên nói với mẹ:
– Con không xuống lớp 4, Con làm toán như các bạn, con đọc bài được. Thầy bảo xuống lớp, thầy không công bằng.
Mẹ tôi nghiêm nét mặt, la:
– Tại sao con hổn hào như vậy ! Con học ở mức độ nào sao thầy không biết! Dám nói thầy không công bằng !
Biết mẹ giận, không dám đưa ra lý lẽ nữa, nhưng xuống học lớp 4 quê với thằng em út, nên năn nỉ mẹ:
– Mẹ ơi! Nếu mẹ xin cho con học được lớp năm, con sẽ cố gắng hết sức để học; còn lớp 4, mẹ cho con ở nhà chăn trâu.
Mẹ dịu giọng trở lại:
– Con đừng nghĩ đến coi trâu nữa, mẹ muốn con đi học.
Sáng hôm sau mẹ cùng với tôi đến gặp thầy hiệu trưởng tại văn phòng, rồi mẹ thuật toàn bộ chuyện đã xãy, chuyện tôi khóc như thế nào, không chịu xuống lớp 4 thà đi coi trâu. Thầy hiệu trưởng cho biết thầy Khoa đánh giá tôi không đủ tình độ theo học lớp năm.
Nghe xong mẹ tôi nói:
– Thưa ông hiệu trưởng, thầy Khoa đánh giá sức học của cháu rất đúng! Thú thật với ông, thời gian cháu học chẳng có là bao nhiệu, nhưng cháu là thằng bé sáng dạ, học ít đạt nhiều. Ngày đầu, chắc chắn cháu là học sinh tệ nhất lớp; nhưng ông hiệu trưởng và thầy Khoa cho cháu thêm một thời gian, tôi tin chắc cháu sẽ theo kiệp các bạn trong lớp.
– Bác nói em học không được bao lâu à?
– Dạ! đúng như vậy ông hiệu trưởng !
– Bác vui lòng kể quá trình học của em.
Mẹ tôi kể lại cho thầy nghe, nghe xong thầy bảo hai mẹ con ra ngoài ngồi chờ, để thầy thảo luận với thầy Khoa.
Hai mẹ con ngồi chờ, mẹ tôi là mẫu người hay lo lắng, mẹ nói:
– Mẹ kể toàn chuyện hồi nhỏ con coi trâu, học chẳng là bao, sợ thầy  không cho con học lớp bốn mà phải xuống lớp ba.
Một hồi sau, thầy hiệu trưởng mời hai mẹ con vào, có mặt thầy Khoa ở đó, thầy nói:
– Bác ba, nghe hoàn cảnh của em chúng tôi rất là thương, em từ đứa bé chăn trâu nay cố gắng để vào trường học, theo lương tâm nhà giáo, chúng tôi không muốn em phải trở lại coi trâu; nhưng nhà trường có nguyên tắc của nhà trường, học phải có chất lượng. Tôi cho em một cơ hội, cũng cho chính chung tôi một cơ hội, em sẽ làm bài kiểm tra chất lượng tại đây. Nếu em đạt được điểm trung bình sẽ giử học lớp 5, còn đạt điểm 4 học lớp 4, đạt điểm 3 học lớp 3. Bác và em có đồng ý không?
– Đồng ý!
Không biết vô tình hay cố ý, hai thầy cho bài kiểm tra toàn là toán nên tôi đạt được 6 điểm, chính thức học lớp năm; tuy vậy cứ vài ba tuần thầy Khoa dọa đưa tôi xuống lớp 4 nếu tôi không cố gắng nhiều hơn, làm cho tôi học với tâm trạng luôn phập phòng lo sợ.
Khi vào học rồi, quả thật mới biết mình không đủ trình độ để học lớp 5, nhưng lở leo lên lưng cọp rồi, cương quyết không xuống.  Trước đây học ở nhà hoặc học ở chú Hoàng Khôn chủ yếu làm toán, nay phải học thuộc lòng một bài học dài; không phải một môn mà năm môn, trong đó môn khoa học thường thức vô cùng khó khăn, từ ngữ hoàn toàn xa lạ, thầy giảng cũng không hiểu, học bài khó nhớ. Phần lớn câu hỏi thầy đặt ra trong lớp, các bạn đưa tay trả lời dễ dàng; còn tôi, nghe câu hỏi cũng không hiểu, làm sao biết câu trả lời. Hơn nữa, mỗi lần đứng lên như bị một cực hình vì bên tai nghe tiếng cười khúc khích của các bạn, có nhũng lúc đứng như trời trồng, thầy chịu không được phải bảo ngồi xuống, thật là xấu hổ, thật là mất mặt. Tôi cứ tưởng bạn bè trong lớp chê bai, khi dễ nên không chơi với ai, không nói chuyện với ai chỉ thỏ thẻ với mẹ. Mẹ nói, ai cười hở 10 cái răng, con đừng sợ bạn cười, con có phải biết lý do gì bạn cười. Nghe lời mẹ tìm một bạn chơi thân, đó là Võ Thành Lộc; chính bạn đó cho biết:
– Mỗi lần bồ đứng lên trong lớp, dáng điệu khúm núm trông mắc tức cười. Ai có thể nín cười được, với cái giọng ngọng nghiệu của bồ.
– Tui đâu có nói ngọng!
– Không ngọng à ! ông trời bồ đọc thành ông tời, số mười đọc thành số mừ, cá rô đọc cá gô… Đâu có học sinh lớp năm nào đọc kỳ cục như bồ vậy!
Bây giờ tôi mới biết được mỗi lần đọc bài hoặc trả lời các bạn thì cưòi còn thầy Khoa thì nhăn mặt. Qua Lộc và các bạn ngồi gần, tôi mói biết trình độ của mình còn quá thấp so các bạn trong lớp, chữ viết lại xấu, sai chính tả, một học sinh như vậy bảo thầy không nổi nóng sao được, không cho xuống lớp sao được.
Trong lớp có 31 bạn, tháng đầu tôi học hạng 30, đem bảng xếp hạng về sợ mẹ la, nào ngờ mẹ an ủi:
– Học đuọc một tháng rồi, thầy không cho xuống lớp vậy tốt rồi con.
Tôi thấy xấu hổ với mẹ, anh tôi học quá giỏi, còn tôi thì quá dở,  buồn thiu nói:
– Không có tốt đâu mẹ, con học dở lắm, hạng 30.
– Con ạ! Đừng sợ mình dở! Mà chỉ sợ không biết cách nào để tiến lên.
Khi biết mình học dở học kém so với các bạn, mang mặc cảm tự ti, chán nản, thậm chí muốn nghĩ học. Mỗi lần sắp ngã xuống mẹ tôi nắm tay tôi lại; nói chuyện với mẹ, người cho tôi thêm sức mạnh, người cho tôi thêm lòng dũng cảm để chịu đựng thử thách, để tiếp tục học. Với sự cổ vũ của mẹ tôi cố gắng học, học ngày, học đêm, có thời gian rảnh là tôi đem bài vở ra học, học cực lực như thế trứơc khi nghỉ tết vẫn ở hạng 25.
Tết đến, các bạn ai nấy cũng vui mừng đón xuân, còn tôi mừng vì có anh về nhà chỉ dạy; bao nhiêu thắc mắc, bao nhiêu khó khăn trong học tập trông chờ gặp anh để hỏi. Khi anh vừa về đến nhà, hai anh em bàn ngay việc học, anh tôi hỏi:
– Lúc nầy em học có khá hơn không?
– Không! Em học ngu lắm, không có trí nhớ!
– Không đâu, ba còn biết em có trí nhớ, câu chuyện nào kể em nghe, dù bao lâu hỏi lại em vẫn nhớ.
– Chuyện kể thì em nhớ, bài học thì không.
– Đúng rồi! muốn thuộc bài, nhớ bài trước hết phải hiểu bài, và muốn hiểu bài em phải có kiến thức căn bản. Mùa hè rồi anh kêu em đọc sách, muốn chỉ cho em thì em cứ lo ra.
Bây giờ mới biết ra, đã cố gắng hết mức mà không tiến lên được là do  không có kiến thức. Trước đây đâu để ý việc học, dù mẹ và anh đã nhiều lần nhắc nhở, cũng chỉ học qua loa. Qua mấy tháng học thua kém, bị thầy chê bạn cười, nay đem hết tâm trí vào việc học. Hai anh em không ăn tết, anh quyết tâm dạy, em quyết tâm học.  Anh giảng giải cơ bản để hiểu về khoa học thường thức, chỉ cách thức học thuộc lòng bài học, làm thế nào viết được một bài luận văn hay, và rất là quan trọng là tham khảo sách.
Đầu năm trở lai học chúng tôi có thêm một thầy giáo đó là thầy Tường, quê Cái Tranh con của bác Sáu chủ lò gạch, trước khi vào lớp thầy gặp Thọ , Kiệp và tôi để nhắc nhở:
– Ba em đừng nghĩ tôi cùng quê mà lờn mặt; em nào không học, tôi từng trị thẳng tay.
Thầy quay sang tôi hỏi:
– Em định sau nầy làm nghề gì? Sao học tệ vậy?
Tôi chỉ biết lặng thin, anh Kiệp trả lời thay tôi:
– Nó tính làm bác sỉ đó thầy.
– Bác sỉ sao?
Thọ, Kiệp đều cười và Kiệp trả lời:
– Người ta nói bs viết khó côi, nó viết chữ, thầy Khoa còn đọc không được.
Thầy Tường biết anh Kiệp nói mỉa, cũng để chọc cười, thầy cười mỉm rồi nói:
– Nghe thầy Khoa nói nó nhúc nhát còn hơn con gái.
Thầy là mẫu người năng động, để cho lớp sinh động, thầy khuyến khích cho những học sinh tình nguyện trả lời bằng cách trả lời đúng thầy cho điểm trật thầy bỏ qua; ưu đải nầy không dành cho học sinh bị chỉ định.
Sau khi giảng xong, thầy hỏi bài, may mắn bài nầy tôi đã học lúc nghỉ tết, nên xung phong trả lời, làm cho thầy và các bạn trong lớp ngac nhiên, thầy nói:
– Tôi cho em điểm tối đa! Em cũng rất là thông minh.
Một câu nói đơn giản vậy mà tôi sung sướng tột cùng, nhờ câu nói nầy mà tôi lên hẳn tin thần, từ đó tôi mạnh dạn thường xuyên đưa tay trả lời câu hỏi của thầy Tường hay thầy Khoa. Từ đó tôi mới biết được, học trong tư thế chủ động, học trọng trạng thái hưng phấn, làm cho đầu óc sáng suốt, con người trở nên linh hoạt tiếp thu bài học một cách nhanh chống và dễ dàng; cách học đó dường như biến tôi trở thành con người khác.
Còn thầy Khoa, ngày đầu trở lại lớp thầy cho làm  bài luận văn như sau: “Nhân dip em về quê ăn tết thấy con trâu ăn cỏ trên cánh đồng. Em mô tả con trâu và hãy nói tình cảm của người nông dân đối với nó”. Ngày trả bài luận lại cho lớp, tôi không nhận được bài,  thầy lấy cái cặp da của chị Cừu Thị Sạch để trên bàn, yêu cầu học sinh làm thêm môt bài luận tại lớp tả cái cặp da.
Cả lớp thắc mắc nhưng không hỏi, không biết tại sao thầy vội vả cho bài luận như vậy, đến khi trả bài mới biết, lúc đó thầy nói:
– Thầy lấy làm ngạc nhiên và vui mừng cho một em, thường học kém trong lớp, nay tiến bộ làm bài luận văn rất hay. Bài  luận tả con trâu khi đọc thầy tưởng chép trong sách; thầy cho bài thứ hai tại lớp; đọc bài nầy, thầy rất là cảm động và vừa ý; Thầy biết chắc hai bài luận là do chính em đó làm.
Rồi thầy đọc hai bài luận đó cho cả lớp nghe; tôi quá vui mừng vì bài đó là của mình.
Một điều nữa đã làm cho thầy Khoa và cả lớp bàng hoàng tôi chiếm hạng nhất tháng đó. Thầy Khoa không tin được, thầy đem sổ điểm cộng đi cộng lại, xem lại những bài kiểm tra, cuối cùng mời Thầy hiệu trưởng phát thưởng cho tôi. Theo qui định của thầy, trong tháng ai hạng nhất lãnh thưởng, ai lên nhiều hạng cũng lãnh thưởng, vậy tôi nhận luôn cả hai phần.
Sau giờ chơi, được mời lên phòng hiệu trưởng để thưa chuyện với hai thầy, thầy Khoa hỏi tôi học cách nào có thời gian ngắn mà nhiều tiến bộ như vậy. Sau khi biết tôi không ăn tết để học, thầy vô cùng xúc động. Sau khi thầy rời văn phòng, thầy hiệu trưởng cho tôi biết, tôi là một học sinh được thầy Khoa lo nhiều nhất, vì những học sinh kém khác là con chủ lò gạch hoặc con nhà có tiền, không đậu được đệ thất để học trường công, cũng có trường khác để học; còn tôi, nếu thi rớt phải về coi trâu làm ruộng, là điều thầy không muốn. Bấy lâu nay tôi thừơng oán trách, bây giờ mới hiểu được tấm lòng của người thầy, một ngưòi luôn hăm dọa để tôi học. Ngày nay thầy không còn trên cõi đời nũa, ơn đức của thầy không bao giờ tôi quên.
Một điều vui mừng hơn nữa, chúa nhật đó mẹ đưa di chợ Vảng, lần đầu tiên được ăn hủ tiếu ở chợ tỉnh, được mẹ mua cặp da theo ý muốn.
Năm học đầu tiên là năm học có nhiều kỹ niệm, nhờ ơn thầy hiệu trưởng Võ Đình Phú, thầy Khoa, thầy Tường, nhờ ơn cha mẹ và người anh thương kính đã chuyển biến tôi từ chú bé chăn trâu trở thành một học sinh giỏi, tiếp tục dạy bảo để biến đổi tôi từ một học sinh dở mang mặc cảm tự ti trở thành một học sinh có lòng tin, để xây dựng tương lai. Những năm sau có những lúc tôi được nổi bật, nhưng năm đầu tiên vẫn là năm quan trọng nhất trong đời học sinh.
Võ châu Phương
* Cám ơn đọc giả bỏ thời gian dọc bài quá dài.
* Cám ơn anh L Minh hộ trợ cho bài viết hoàn chỉnh.
* Cám ơn anh NG V Lần, anh Thế Điễn, anh Hoàng Hưng, chị Nguenthilieu, chị Phương Nga, chị Ngọc Thúy, bạn K Lan, em Hương Thắm, và em Ng V Sơn đã chiếu cố đến, những lời góp ý thật quý báo là món ăn tinh thần thúc đẩy tôi viết tiếp.

Bạn muốn gửi bài bình luận về phần tin này. Vui lòng nhấn vào đây –>>>> Viết bình luận
Bình luận: 

Tác giả: hoàng Hưng
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Sáu 28, 2013 in Uncategorized

 

Năm học đầu tiên 3

Năm học đầu tiên 3 : Ngày đầu đi học
Ngày đăng: 2012-04-16 05:30:08

 Ngày tựu trường đã đến, một buổi sáng có gió heo may lành lạnh, ánh nắng trãi dài trên nhành cây ngọn cỏ, tôi với bộ đồ mới, cắt tóc ngắn, đôi dép mủ đi trên con lộ đầy cỏ bông may còn ước đẩm sương đêm để cùng mẹ đến trường.
 Trước đây tôi cũng từng đi học, nhưng lần đi học nầy tôi có cảm đặc biệt, một cảm giác là lạ vừa háo hức, vừa hồi hợp; được học lớp năm dù nằm mơ cũng không dám nghĩ tới. Giờ sắp thưc hiện lòng thấy phấn chấn, tràn ngặp những niềm bâng khuâng của một cậu bé đang sống trong hy vọng trở thành người lớn. Không biết nét mặt của tôi lúc ấy như thế nào, mẹ nhìn tôi nói:
– Mẹ không ngờ, được đi học mà con vui như vậy!
 Một cậu bé rất đơn thuần, chưa qua thử thách, chưa từng gặp khó khăn, không có suy nghĩ học để làm gì, cũng không biết lớp nầy khó hay dể, chỉ biết đây là lớp năm, một lớp cao nhất trường xã là tôi vui mừng, nên trả lời với mẹ:
– Con học được lớp năm con mừng lắm !
 Mẹ nhìn tôi nở một nụ cười, mẹ nói:
– Mới xin học, đâu biết học được lớp mấy, mà con vội mừng.
 Rồi mẹ nhìn mấy quyển tập trên tay tôi được cuộn trong một bọc nilon mẹ nói:
– Con muốn cái cặp da giống như anh phải không?
 Trứớc đây tôi mê cái cặp da của anh tôi lắm, ảnh rất quý nó không cho ai đụng đến. Tranh thủ lúc anh đi vắng, tôi mang cái cặp đi khắp xóm giống như mình cũng đi học, có lúc anh phát hiện được, tôi bị la cho một trân. Mấy ngày nay, luôn nghĩ đến cái cặp da, nhưng không dám yêu cầu mẹ mua cho, vì thấy mẹ phải tốn kém nhiều thứ để chuẩn bị cho ba anh em trong mùa tựu trừong, đành im lặng để nó trong lòng, vậy mà mẹ cũng biết, nên tôi thú nhận:
– Dạ mẹ!
 Mẹ giải thích cho tôi hiểu, cũng đồng thời đặt ra tiêu chuẩn cho tôi phấn đấu trong việc học:
_ Anh con học rất giỏi mẹ mới mua cặp da cho; chừng nào con học khá, mẹ sẽ mua cho.
 Hai mẹ con vừa đi vừa nói chuyện, chẳng mấy chốc đến xã Mỹ An. Gần đến trường quang cảnh thật là náo nhiệt, ở đâu cùng thấy học sinh đi học, đủ mọi lứa tuổi, có những em rất nhỏ nhúc nhác sợ sệt đi dưới sự diều dắt của mẹ, thặm chí có nhưng em khóc thúc thích không muốn đến trường vì phải xa mẹ. Còn những bạn lớn đi theo nhóm, tụm năm tụm bảy; nữ theo nữ, nam theo nam; nhóm nữ cười nói huyên thiên đi đứng nghiêm chỉnh, còn bọn con trai chạy nhẩy giống những con chim non đang tung tăng vui mừng đón ngày mới. Thỉnh thoảng thấy những anh chàng nghịch ngợm, len lén đi sau lưng các học sinh nữ rồi thình lình hất nón các cô rồi nhanh chóng bỏ chạy mặc cho các cô la hét, còn đồng bọn vổ tay reo hò tán thưởng. Không khí vui tươi sinh động làm sao, chắc mai đây tôi cũng có nhiều bạn ở nơi nầy, rồi cũng có nhóm để mà chơi.
 Ngôi trường hiện ra trước mắt, không ngờ ngôi trường lớn quá, gồm hai dãy dài, được bao bọc chung quanh bởi hàng rào xi măng, sơn màu trắng; phía trước có cổng với bản to khắc chữ Trường Mỹ An.
 Sau khi qua cổng quẹo trái, căn đầu tiên là phòng hiệu trưởng. Thấy mẹ là một người quen, thầy hiệu trưởng mừng rở hỏi:
 – Bác ba, nay bác đi đâu đây?
 Mẹ tôi chào , tôi cung khoanh tay cuối đầu chào thầy, mẹ tôi nói:
 – Tôi đến đây nhờ ông hiệu trưởng giúp đở.
 Đây là thầy hiệu trưởng Võ Đình Phú, thầy mời hai mẹ con vào văn phòng, mẹ ngồi đối diện với ông tại bàn làm viêc. Thầy hỏi:
 – Bác cần giúp về việc gì?
 Mẹ tôi ra dấu cho tôi cuối đầu chào , rồi nói:
– Đây là con trai tôi, xin ông hiệu trưởng cho cháu được học.
 Thầy nhìn tôi rôi quay sang mẹ, thầy hỏi:
– Bác xin cho em học lớp mấy.
– Dạ, lớp 5.
– Trước đây, bác cho em học ở đâu?
– Thưa ông, cháu chủ yếu học ở nhà, do anh nó dạy.
– Có phải do em Biết dạy không?
– Dạ đúng!
 Ông do dự một hồi rồi nói:
– Em Biết học là sinh giỏi, nhưng không thể dạy cho em mình đủ trình độ học lớp năm được.
– Thưa ông, thỉnh thoảng tôi có cho cháu đến học ở chú Hoàng Khôn.
 Thầy dường như nhớ một điều gì đó rồi nói:
– Học ở Hoàng khôn à! thầy có gởi cho tôi giấy giới thiệu một số học sinh, để tôi xem.
 Thầy vừa lấy một bao thư trong học bàn vừa hỏi tôi:
– Em tên gì?
 Tôi khoanh hai tay lại như mẹ đã dạy từ nhỏ khi nói chuyện với người lớn:
– Dạ thưa thầy em tên Võ Văn Chín.
 Thầy đọc lướt qua lá thư rồi nói:
– Trong danh sách không có tên em, em có biết Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Văn Kiệp và Võ thị Bình không?
 – Dạ thưa thầy em biết! Dạ học chung!
 Chắc nghe học chung, thầy tưởng học cùng một trình độ, chớ thực tế theo tôi nhớ, học ở chú Hoang Khôn, anh Thọ học rất lâu năm có trình độ cao nhất, kế đến Bình và anh Kiệp, còn tôi một năm chỉ học 3 tháng làm sao mà so sánh được. Bổng nhiên thầy đứng vậy, đến bên tôi, đưa tay vổ nhè nhẹ vào đầu tôi, và nói với mẹ:
– Em rất là ngoan và lẽ phép. Tôi tạm thời cho em học lớp năm; thầy dạy lớp sẽ kiểm tra lại trình độ, mới quyết định được.
 Thầy ghi ngay một tờ giấy bảo tôi mang xuống lớp, con mẹ tôi ở lại văn phòng làm giấy tờ.
 Mừng quá, ngở mọi chuyện xong rồi, mình chính thức học lớp năm đúng theo ý nguyện. Mang tờ giấy dưa cho thầy Khoa , thấy dạy lớp năm, được sắp chỗ ngồi gần bàn cuối vì cao to so các bạn trong lớp.
 Mừng chưa xong đến lo sợ, trong lớp toàn là những bạn xa lạ ngoài trừ Bình, Kiệp, Thọ, ai nấy mặt mày sáng láng, đều mặc áo quần mới một cách tươm tất trông rất là tề chỉnh, trả lòi lưu loát một cách tự nhiên khi thầy hỏi. Đáng sợ nhất là thầy Khoa, mặt thầy rất là nghiêm nghị, tiếng nói to nghe san sảng, đôi mắt sáng hoắt. Tôi chỉ nhìn thấy thầy không đã mất hồn khiếp vía. Thú thật từ nhỏ chỉ ở trong thôn xóm, chung quanh là những người ăn mặc xề xòa, nay lần đầu thấy thầy là một người quá đạo mạo, đi đứng ăn nói quá chuẩn mực, đúng một vị thầy mô phạm làm cho tôi sợ hải.
 Buổi học đầu tiên, là ngày kinh hoàng nhất trong đời tôi, mà không bao giờ tôi quên được. Cũng từ ngày đó cuộc đòi tôi mở ra một giai đoạn mới, một lói sống mới thay cho chú bé chăn trâu không biết lo lắng, không phiền muộn, không hơn thua, không ganh đua.
 Để kiểm tra trình độ học trò, thầy cho bài toán đố, rôi chấm tại lớp. Khi phát bài, thầy kêu từng bạn một lên nhận bài, trước khi nhận bài thầy nhìn từ đầu đến chân, phê phán bài đúng sai giỏi dở làm cho cả lớp nghe khiến những bạn chưa kêu tên phải hồi hợp, phập phòng lo sợ không biết thầy nói gì về mình. Riêng bản thân tôi không diển tả, các bạn cũng biết như thế nào rồi, tôi chưa tưng thấy cảnh như thế nầy. Khi đến tôi thầy có vẽ mặt tức giận, hỏi:
– Em cọp dê bài của ai?
 Đây là từ đâu tiên tôi mới nghe, nên trả lời với thầy:
– Thưa thầy, thầy bảo em làm toán chớ đâu bảo em cọp dê
 Cả lớp cười rộ lên, làm cho tôi càng hoảng sợ.
 Thầy nhăn mặt, nói thật là to:
– Em chép đáp số đó của ai?
 Tôi trả lời thầy với giọng run sợ:
– Dạ thưa thầy, đáp số đó của em.
 Thầy không nói gì tiếp, tôi run như thằn lằn đứt đuôi, cầm tập về chỗ. Từ đó ngồi trong lớp mà đầy lo âu.
 Sau đó thầy viết đoạn văn lên bảng, học sinh nào được thầy kêu tên đứng lên đọc, rồi thầy giải nghĩa, trình độ lớp năm đọc bài đối các bạn trong lớp là chuyện nhỏ; nhưng tôi vẫn hồi hợp lo sợ. Khi nghe thầy gọi tên, tim tôi thiếu điều nhảy ra khỏi lòng ngực, tôi đứng vậy mới đọc đựoc một vài hàng cả lớp lại cười lên, cười to đến không còn nghe rõ tiếng tôi đọc. Khi tôi đọc xong, thầy nói giửa lớp:
– Ngày may, em xuống lớp bốn học!
 Nghe câu đó, tôi thật là xấu hổ, quê mặt với bạn bè, không dám nhìn ai hết chỉ ngồi gục đầu, mong cho đến giờ tan học.
 Tiếng trống trường vang lên, tôi không còn biết ai nữa, đi ngay ra khỏi lớp, khỏi trường, rồi cằm đôi dép trên tay mà chạy một mạch về nhà. Trong lòng tôi rất giận thầy Khoa, do không hiểu biết lúc đó, tôi cho thầy không ưa tôi, làm cùng một đáp số, thầy cho các bạn đúng, còn thầy cho tôi là cọp dê; tôi đọc bài có sai đâu mà thầy biểu xuống lớp.
 Tôi về đến nhà trong tâm trạng chán nản thất vọng nảo nề, không chịu đựng được tôi ngồi trong buồn khóc một mình, khóc một cách nghẹn ngào nức nở, khóc để vơi đi phần nào ấm ức sự bất công của thầy, khóc để phai mờ đi sự mất mặt trong lớp hôm nay.
         Võ Châu Phương ( còn tiếp)
TB: Đọc giả có nghĩ tôi phải xuống lớp 4 học không?

 

 

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Sáu 28, 2013 in Uncategorized

 

Năm học đầu tiên (Phần 2

Năm học đầu tiên (Phần 2) Vượt bờ mương ra sông cái
Ngày đăng: 2012-04-09 04:59:27

Nhờ anh kèm ở nhà

Cuộc đời tôi quen dần cảnh nắng sớm chiều mưa, quen trên lưng trâu, quen mùi hương đồng nội, cứ ngở mình sẽ thành một nông dân thay cho cha mẹ làm ruộng; nào ngờ lại có một sự đổi thay. Tôi như con cá trên ruộng vượt được bờ mương ra sông cái.
        Mẹ tôi như bao bà mẹ nông thôn khác làm hết chuyện ngoài đồng đến chuyện trong nhà, luôn hy sinh cho chồng con. Về xã hội, về gia đình, về tài chánh mẹ có tầm nhìn rất xa, nhất về tương lai cho con cái, mẹ có kế hoạch con gái học may, con trai học chữ. Các chị lớn đã đi học và trở thành thợ may trong ấp. Mẹ đang cho anh và em đi học, con tôi sẽ là người làm ruộng, với số ruộng cha mẹ hiện đang có hy vọng tôi sẽ trở thành một nông dân khá giả và phụng dưỡng cha mẹ về già.
       Ở đời, có những dự tính không theo ý muốn, trong ấp có một anh rất trẻ đi lính chết; chính cái chết của anh ta làm mẹ thay đổi, mẹ muốn tôi đi học dù đã muộn. Quyết định nầy mẹ nghỉ rằng cha sẽ không tán thành, nào ngờ cha cũng có ý định như vậy. Cha tôi nói:
– Tui thấy bọn trẻ trong xóm đều đi học, còn nó coi trâu, tui buồn lắm!
Mẹ tiếp lời với cha:
– Tui cũng rất là khổ tâm mình ạ! Cùng là con, đứa thì cho học, đứa thì không. Tui càng khổ tâm hơn khi thấy mình quá là cực nhọc!
 Tôi vẫn còn nhớ ngày đó, cha với mái tóc đã bạc trắng, hàm râu cũng bạc, trên khuôn mặt hiền từ, cha chặm rải nói:
– Đến tuổi nầy rồi, dù phải làm nhiều hơn nữa cũng chẳng thắm vào đâu, miễn sao con có tương lai.
    Trước đây quan điểm về việc học, cha cũng giống những nông dân khác trong làng, chỉ cho con học biết đọc biết viết là đủ; dường như quan điểm nầy thay đổi nhờ anh tôi. Anh là một học sinh học rất giỏi, năm nào cùng lãnh thưởng, được bạn bè kính nể, được thầy cô khen ngợi, được thầy hiệu trưởng Võ Đình Phú nhiều lần đến nhà thăm. Cha mẹ rất vui và hảnh diện vì anh, trong xóm ấp bà con rất coi trọng, ai cần viết thư từ hoặc làm đơn thưa kiện đều nhờ ảnh, thậm chí bán đất, bán vườn gặp miếng đất hình dạng phức tạp khó đo đạt, muốn đo được chính xác phải nhờ anh.
 Đối với tôi, anh là một thần tượng mà tôi vô cùng kính nể. Anh tôi không những là một người anh mà còn là người thầy, người bạn; những năm chiến tranh không đi học được, anh là người thầy dạy tôi học. Anh đã dạy vở lòng, dạy đọc, dạy viết và dạy làm toán.
 Thỉnh thoảng tôi cũng được học ỏ chú Hoàng Khôn vài ba tháng trong một năm, khi cánh đồng đầy lúa, đàn trâu không còn chỗ để ăn, phải về chuồng ăn rơm khô, lúc đó tôi đi học. Việc đi học nầy thường bắt đầu từ tháng chín âm lịch và kết thúc khi ăn tết, sau tết là mùa gặt. Chú Hoàng Khôn là một vị thầy có tiếng trong vùng quê, chú đã học xong tú tài một, là bạn thân của thầy hiệu trưởng khi còn trung học, nay về quê mở lớp dạy tại nhà.
        Để chuẩn bị cho việc đi học, mùa hè năm đó anh phải bỏ nhiều thời giờ dạy học cho tôi với hy vọng, lúc xin học sẽ được lớp cao, để khích tướng cho tôi học, anh nói:
– Em không cố gắng học bây giờ, lúc xin vào trường, chỉ học lớp một hoặc lớp hai, học với mấy em nhỏ thì quê lắm; bọn nó thấy em cao to cứ tưởng là thầy giáo, té ra là bạn học cùng lớp.
 Nghe anh nói vậy tôi lo sợ cố gắng học; dù cố gắng cách mấy ảnh cũng không vừa lòng, khi mẹ hỏi về việc học của tôi anh trả lời:
– Nó như con trâu chứng, như con ngựa hoang, ngồi học chưa nóng đít là nó bỏ đi, giảng bài cho nó rất là khó, đầu óc của nó để ở ngoài đồng, ngoài ruộng, không có tập trung.
 Mẹ tôi mới giải thích cho anh:
– Em con tối ngày ngoài ruộng, chạy nhảy la hét trên cánh đồng, bờ ruộng mênh mông, bây giờ ngồi một chỗ trong nhà nó thấy tù túng, không quen. Con hãy kiên trì uốn nắn nó, nó sẽ học đươc.
 Mẹ quay sang tôi mà bảo:
– Mùa tựu trường mẹ sẽ cho con vào Trường Mỹ An học. Học ở đó khó lắm, không phải dễ dàng như học ở nhà, con phải bắt dầu từ bây giờ, phải tranh thủ học hỏi ở anh con.
 Tôi là đứa bé chăn trâu phá quậy lắm, nhưng thương và sợ mẹ nên nghe lời không hút thuốc, không ăn cắp, không du côn. Nay tôi nghe lời mẹ phải học chớ thực lòng không muốn.
 Mùa hè đó tôi học thật nhiều, học toán, học làm văn, đọc những sách, nhưng ngao ngán nhất là đọc sách học. Học như vậy nhưng tôi cứ luôn hỏi:
– Em sẽ học lớp mấy?
 Anh tôi không trả lời câu hỏi này, mà bảo em phải cố gắng hơn, trình độ em học con thấp lắm; mãi đến ngày rời nhà lên quận Minh Đức chuẩn bị cho mùa học, lúc đó anh mới nói:
 – Mẹ hãy xin cho em học lớp năm.
      Nghe được câu nầy, tôi nhẩy dựng lên, như người ta trúng số độc đắc, giống như học sinh đậu được kỳ thi tuyển. Tôi nhớ hồi anh học lớp nhất tức lớp năm của tôi bây giờ, anh mặc áo sơ mi trắng quần tây xanh, mang đôi giày xăng đan, trên tay chiếc cặp da trông thật là oai phong làm sao. Nghĩ đến ngày mai nầy tôi sẽ giống như anh, mà cảm thấy lòng sung sướng, chắc rồi đây mấy bạn trong xóm, các bạn chăn trâu biết tôi học được lớp năm, bọn nó hết hồn mà khâm phục.
            Võ Châu Phương

ảnh minh họa

 

 

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Sáu 28, 2013 in Uncategorized

 

Năm học đầu tiên. Phần 1 : Em bé chăn trâu

Năm học đầu tiên. Phần 1 : Em bé chăn trâu
Ngày đăng: 2012-04-03 08:18:39

Sự đi học lạ lùng và lý thú nầy, cứ vài ba tháng mẹ tôi đem ra kể cho con cháu, người thân; thậm chí những bạn bè của tôi đến nhà cũng được nghe kể. Mỗi lần kể mẹ rất là vui dường như mẹ lấy làm tâm đắc cho những quyết định của người. Đây cũng một trong nhừng câu chuyện mẹ kể cho tôi nghe trước khi giã biệt côi đòi khi tôi ngày đêm chăm sóc,  chửa bệnh cho mẹ.

Tôi lớn lên ở ấp Cái Tranh, một cái ấp ở giữa xã Mỹ An  và xã Cái Kè, cách hai xã bằng những cánh đồng ruộng rộng lớn và kinh đào. Con lộ dọc theo dòng sông Cổ Chiên nối liền hai xã, đoạn đường đi ngang qua ấp từ cầu Bà Bổn đến kinh Thầy Cai, cũng như những con đường chính khác trong thôn xóm toàn là hầm chông lựu đạn, mìn được cài đặt. Nghe đến đó các bạn cũng biết đây là vùng  Giải Phóng, tôi lớn lên trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Người dân ở đó, không một ai có thể biết mình còn sống sót đến ngày mai hay không, đâu ai còn có tinh thần để cho con ăn học. Hầu hết bọn trẻ như tôi  không được đến trường, ngoại trừ một vài gia đình giàu có, hoặc có diều kiện. Mẹ tôi xuất thân từ gia đình có truyền thống ăn học; nên quyết tâm cho con học; tuy thế chỉ đủ khả năng cho anh tôi đi học mà thôi. Một học sinh đi học thời đó rất là vất vả và tốn kém cho gia đình, mới học cấp một, phải lên xã kiếm nhà trọ, lo cho việc ăn ở. Đến cuối năm 1969 có sự thay đổi,  đường xá được bà con sửa sang, đi lại dể dàng, đây thời điểm các bạn nhỏ, các thiếu niên trong xóm ấp thi đua nhau đi học. Các bạn ấy có thể đến trường xã học, hoặc đến ấp Cái Cạn, một ấp ở cạnh bên có chú Hoàng Khôn dạy học tai nhà. Trong năm đó, gia đình tôi vừa nuôi vịt vừa nuôi trâu vừa làm nhiều ruộng; anh trai đang học trung học, anh học rất giỏi nên ba má tôi không thể cho nghỉ vê nhà làm ruộng, còn em trai tôi thì quá nhỏ không làm bao nhiêu việc trên đồng, vả lại em đến tuổi phải đi học  nên tôi tiếp tục đi coi trâu và giúp cha làm ruộng.  Tuổi thơ lớn lên êm đềm trên đồng ruộng, đúng như nhà thơ Giang Nam viết:

“Ai bảo chăn trâu là khổ”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”

Đây là giai đoạn thoải mái vui tươi nhất trong đời tôi, không biết lo lắng, không phiền muộn, không hơn thua, không ganh đua; đói thì ăn, buồn ngủ thì đi ngủ. Vào thời đó, người nông dân một năm chỉ làm một vụ lúa, sau mùa gặt, có cả cánh đồng cỏ mênh mông tha hồ để cho trâu ăn. Mười gia đình nông dân thì có bốn già đình có trâu thành ra tôi có rất nhiều bạn mục đồng. Chúng tôi gặp nhau cùng tham gia đủ trò chơi, từ những trò chơi như học sinh nam thương chơi như: u ranh, ném lon, thẩy đáo, bún thun, bắn bi, cút bắt, thả diều, đá banh…Những trò chơi chỉ thấy ở bọn mục đồng như: chọi lộn, vật lộn, vượt sông lấy vật, kéo tay, đẩy cây, đánh trận giả…Mời bạn hãy nghe thử một trò chơi của bọn mục đòng, bạn có biết thế nào là đánh trận giả? Trò chơi nầy chia làm hai phe, hai người đứng đầu mỗi phe dùng đánh tù tì hoặc bắt thăm mà chọn lính cho phe mình. Phe giả cách mạng ẩn núp trong khu vườn, đây là nhừng vườn cây do chiến tranh không ai chăm sóc, cây cối mọc um tùm, dây leo chằng chịt cách nhau vài mét thì không thể thấy nhau; con phe giả quốc gia đi hành quân vào, đội hình chiến thuật của mỗi phe do chỉ qui sắp xếp, điều khiển. Vũ khí, dùng đất mềm làm đạn, ai bị ném trúng là chết; phe nào còn người sống cuối cùng là thắng trận. Để công bằng hai phe thay đổi vị trí cho nhau, phe chiến thắng là phe có nhiều trận thắng, được phe bại trận phục vụ tùy theo giao ước ban đầu. Những trò chơi nầy, khi kể  bạn không thấy gì hay; nhưng lúc tham gia chơi rất là vui, rất là khí thế khi nghe la hét hò reo lúc xung phong đánh trận. Lúc đó tôi chỉ chú bé, nhỏ nhất trong bọn, tuy vậy tham gia đủ trò chơi, đánh đủ loai bài bạc , qua tết chơi đá dế, vào đầu mùa mưa chơi đá cá lia thia. Chính những trò chơi giúp bọn mục đồng chúng tôi quên đi nắng dãi mưa dầm, quên đi những gian khổ của việc đồng án.          Theo đàn trâu đi khắp nơi, qua những cánh đồng lận cận, đi đến đâu kết bạn đến đó; làm bạn một cách dể dàng, không để ý ai tốt ai xấu, không phân biệt lớn nhỏ, cứ goi nhau bằng mầy tao, nhưng thật là gần gủi. Cùng nhau bắt cá, bắt lươn, săn chuột săn chim, được con nào thì nướng ăn con đó. Cả bọn ngồi trên bãi cỏ,  thức ăn nướng xong đặt trên những tàu lá chuối, rồi cùng nhau ăn, không để ý ngon dở, không để ý đến sạch dơ, cứ dùng tay mà bốc; cuộc sống gần gủi với thiên nhiên, sống một cách hồn nhiên.

Đồng cỏ, con rạch, rặng bần, đàn trâu là những hình ảnh đồng quê gần gủi với tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên được trong đời. Sau nầy, có những lúc đến Vĩnh Long đi học, rồi đến thành phố, ngay cả đi làm ở xa, mỗi lần về quê nhà, dù có nhiều người đang chờ đợi, tôi cũng biến mất hằng giờ, không ai biết tôi đi đâu ngoại trừ mẹ. Bà biết tôi ra thăm cánh đồng, thăm vùng kỹ niệm của thời thơ ấu.

( Con tiếp)

Võ Châu Phương

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Sáu 28, 2013 in Uncategorized

 

Mối tình học trò (phần cuối)

Mối tình học trò (phần cuối)
Ngày đăng: 2012-03-12 09:33:0

 Lòng Quốc rơi vào trạng thái không tả được, chắc đây là hương vị ngọt ngào của tình yêu, chỉ có những người trong cuộc mới hiểu được, mới cảm xúc được. Chàng càng muốn đi sát bên nàng định nắm lấy tay nàng và nói anh vẫn yêu; lúc đó chiếc xe đạp xém ngã xuống đường vì tay chàng  không điều khiển tốt. Bây giờ Quốc mới trở lại con người của mình. Những điều học được ở trường y khoa: không biểu lộ tình cảm, hoặc xúc động trước bệnh nhân được cơ hội biểu hiện, lý trí của chàng mới phục hồi, chàng mới nhận  ra câu trả lời của chàng ảnh hưởng đến tương lai, ảnh hưởng đến hạnh phúc của cuộc đời nàng, câu trả  có trách nhiệm, chàng kiềm chế lòng mình và nói:

– Hương! Trước đây anh quý mến em, bây giờ anh càng quý mến em nhiều hơn. Hồi còn là một cậu học trò, anh yêu em bằng con mắt. Lúc đó Hương là một cô học sinh dễ thương, có dáng thanh tao, có nụ cười duyên dáng trên khuôn mặt đẹp. Nay đi bên em, lần đầu tiên anh được nghe giọng nói dịu dàng, âm thanh lại ngọt ngào, giọng nói nầy sẽ mang lại sự đầm ấm trong gia đình. Được trao đổi những ý tưởng với em, anh mới biết em là cô gái mạnh mẻ ở trong tâm hồn, có lập trường trong cuộc sống, em có sự phán đoán giống như mẹ anh. Đời nầy, anh cầu trời xin một người vợ giống như em. Như em biết đó, có lúc anh yêu em- yêu như điên cuồng, có lúc anh xem em như tình bạn, bây giờ hai ta trong trạng thái xúc động, câu trả lời của anh sợ không chính xác, anh sẽ cho em biết sau một vài ngày, được không em?

Tưởng nàng sẽ thất vọng nào ngờ nàng vui ra, trước đây sinh hoạt toàn trương, thấy Quốc ăn nói hoạt bát, thỉnh thoảng lại phà trò chọc cười, nàng sợ chàng là một con người ăn nói ba hoa đầu môi chót lưỡi; nào ngờ hôm nay, câu nào chàng nói, nàng đều cảm nhận được phát xuất từ đấy lòng, từ tấm chân tình, nên nàng nói:

– Em đã chờ anh bao năm rồi với sự chờ đợi mơ hồ, nay được gặp anh, em rất là thỏa nguyện, chờ thêm mấy ngày nữa đâu có là bao.

Hai người lại song bước bên nhau, Quốc kể lại chuyện gia đình anh, chuyện đi học, Hương rất là nhạy cảm hiểu được ý Quốc gởi đến nàng một tín hiệu rằng con đường đi học của anh còn khó khăn và lâu dài, nên nàng nói với chàng như khẳng định lập trường của mình:

– Với em, ông Trời không cho ai tất cả, không lấy của ai hết mọi thứ đâu; nếu ông Trời cho em chọn, em sẽ chọn sống bên người em yêu thuơng, còn ổng bắt em phải chờ đợi, hoặc chịu nhiều thử thách khác, em xin chấp nhận tất cả.

Một lần nữa Quốc cảm động trước chân tình của nàng.

Không ngờ thời gian trôi qua nhanh quá, chỉ một thoáng hai người đã đến ngã ba vườn chuối, cả hai không muốn chia tay; nhưng nàng phải trở về nhà sợ người dì lo lắng vì nàng chưa bao giờ đi khuya như vậy, còn Quốc phải đến nhà bạn ở phường 5 ngủ đở qua đêm.

Lại một đêm mất ngủ đến với Quốc, Chuyện xãy ra hôm nay ngở như một giấc mơ, bao nhiêu năm xa cách nay được gặp Hương, nàng càng đẹp hơn ngày xưa, nàng không những đẹp diện mạo bên ngoài, mà còn đẹp cả tâm hồn, chàng tự trách mình, sao mình lúc đó yếu lòng như thế, đã có mấy lần chàng định ôm nàng vào lòng. Thường phụ nữ đẹp được nhiều người săn đón trở nên kênh kệu, và thường đùa cợt với tình yêu, hoặc sa ngã vào con đường tình ái; còn nàng thì không, cái đẹp của nàng làm nàng có sự tự tin trong cuộc sống, nàng vẫn giữ được tình yêu tuổi học trò, một tình yêu trong sáng. Trong lời nói trong tư tưởng của nàng, nàng đã đặt hết lòng tin  ở Quốc, thực tế chàng có thể mang lại hạnh phúc cho nàng không, câu hỏi nầy là mấu chốt vấn đề mà chàng phải suy nghĩ để có câu trả lời với ngươi mình yêu quý.

Tình yêu, nhất là tình yêu tuổi học trò rất khác xa tình nghĩa vợ chồng; lúc đang yêu nhìn cái gì cũng đẹp, khi sống chung nhau mới phát hiện không biết bao thói hư tật xấu, lúc đó từ người thương trở thành người ghét, từ tình nhân trở thành thù nhân. Nền tản của hạnh phúc gia đình dựa trên nhiều yếu tố, trong đó tính tình rất là quan trọng. Hương không biết tính tình của chàng, nàng cũng không biết chàng có những tật xấu nào, nàng cũng không biết gia đình chàng có những ai ,và sinh sống ra sao. Quả tình yêu học trò rất xa rời thục tế. Bây giờ không có điều kiện tìm hiểu nhau, một năm anh về VL chỉ có 2 lần bốn ngày tết và một tuần lễ hè, thời gian nghĩ còn lại anh trong bệnh viện nghiên cứu bệnh. Nếu nói nàng chờ đợi, thì không công bằng cho nàng, ở quê nhà, Hương phải chờ đợi thương nhớ, còn Quốc ở thành phố, anh bận rộn với việc học, thời gian qua nhanh chóng. Sáng thực tập ở bệnh viện, chiều học lý thuyết ở trường, tối lại đi trực,  bài vở nhớ không hết, không có thời giờ đọc sách, có thời gian nào nghĩ, nhớ đến người yêu. Càng suy nghĩ Quốc càng thấy nàng phải hy sinh rất nhiều cho cuộc tình nầy, và cuối cùng được sống bên nhau. Một bác sĩ mới ra trường lương 18 đồng một tháng vừa đủ nuôi bản thân, làm sao bảo đảm được cuộc sống cho nàng được hạnh phúc. Còn ông kỹ sư kìa thì khác, ổng có đủ tất cả điều kiện mà anh không có, chắc ổng đang si tình yêu Huơng như trước đây anh đã từng yêu, chắc chắn ổng sẽ mang hạnh phúc cho nàng. Suy nghĩ đi suy nghĩ lại nhiều lần, Quốc thấy tốt nhất cho hạnh phúc của Hương chàng phải trả lời không có điều kiện tìm hiểu, không có thời gian để nói chuyện yêu đương. Chàng không biết quyết định của mình đúng hây sai, và thấy câu nói của nàng có lý “.. ông Trời không cho ai tất cả, không lấy của ai hết mọi thứ..”

Quốc thầm nghĩ cám ơn ông Trời, đã tạo ra Hương trong cõi đời nầy, một người con gái dễ thương để anh suy tình anh yêu thương. Hương đã ảnh hưởng sự nghiệp của anh, nàng cũng là một động lực giúp anh học và thi đậu. Những ngày tháng si tình, anh mới viết những bài thơ có hồn, bài văn có sức sống. Quốc nguyện với lòng, dù trái đất có tròn hay méo, dù ngày mai nầy nàng có thuộc về ai, nàng mãi mãi là cô học trò dễ thương nhất trong lòng anh.

Võ châu Phương

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Sáu 28, 2013 in Uncategorized

 

Mối tình học trò ( phần 2)

Mối tình học trò ( phần 2)
Ngày đăng: 2012-03-03 06:43:02

Mối tình học trò lại được chàng trai đất Mỹ An kể tiếp. Truyện chỉ cho thấy cả hai đều yêu nhau nồng thắm mà không dám nói, lại qua “trung gian” nên mới tai hại như vậy. may là Hương chưa nhận lời với ai. nếu chàng trai Quốc còn yêu thì còn cơ hội. Câu chuyện mới đến đây chưa có hồi kết, tác giả không hứa hẹn sẽ có phần 3 nên chủ chợ không biết tính sao. Mời anh chị em xem tiếp
Mẹ Quốc thấy chàng ốm nhiều cứ ngở con mình thức đêm khuya lo việc học, mẹ lại bỏ thời gian nấu những món ăn ngon cho chàng cũng như càng chăm sóc đông viên chàng thêm.  Trước ngày trở lại trường, đêm đó mẹ Quốc thao thức ngủ không được, một phần lo cho nhà, một phần lo cho Quốc, bà  không dám ngủ sợ đò chạy không hay, con sẽ mất một ngày học. Gà mới gáy đợt hai, mẹ kêu Quốc thức vậy ra đón đò. Trong lúc ngồi chờ đò cặp bến, mẹ kể chuyện đời của mẹ cho chàng nghe. Mẹ bỏ biết bao công, làm mướn làm thuê lấy tiền nuôi cậu ba ăn học. Cậu học rất giỏi, đậu nhiêu bằng cấp; nhưng không chịu làm quan cho Pháp, bỏ công sức ăn học về Cái Lóc làm lò gạch. Mẹ tiếp tục nuôi người anh lớn của Quốc đi học, 12 năm đèn sách , còn 10 ngày để thi tú tài đôi; bị bệnh thương hàn phải nằm nhà thương cả tháng, bỏ lở kỳ thi đúng vào năm 1975, năm miền nam được thống nhất. Năm sau, anh muốn thi lại cũng không được vì chương trình hoàn toàn thay đổi. Nay mẹ đặt mọi hy vọng vào Quốc, mẹ tin tưởng ở nơi chàng sẽ thành công trong việc học để bà con xóm ấp hết đàm tiếu chê cười như trước.
Chàng trở lại trường với một sinh khí mới, một quyết tâm mới, càng thất tình chàng càng cố gắng học; những đêm ngủ không được chàng lấy toán ra làm, hoặc ôn bài, dùng những số, những bài tập để áp chế hình bóng của nàng. Thời gian sau, chàng ổn định việc học, còn đối với Hương chàng không còn oán hờn, xem nàng như người bạn đáng kinh, rất trân trọng, chàng giử hình ảnh đẹp đó, dù sao đi nữa đây cũng một kỹ niệm trong đời.
Quốc thương mẹ, chàng cố gắng học để khỏi phụ lòng tin  của mẹ, Quốc thi đậu bằng phổ thông và đậu vào đại học. Đến Sài Gòn nơi phồn hoa đô hội, đầy cám dỗ chết người mà lòng chàng như băng lạnh, hể ai hỏi Quốc có người yêu chưa chàng trả lời rằng ” có người yêu rồi, nàng đang sống dưới quê, và nàng rất là yêu chàng”. Mùa hè, ngày tết, chàng về quê đều đi ngang qua trường cũ và nhớ kỹ niệm xưa. Mùa hè năm nay, Quốc trở lại thăm trường, sân trường hoa phượng nở đẹp, tiếng ve kêu nảo nuộc làm buồn lòng người về thăm trường cũ. Chú Bảy vẫn nhớ mặt Quốc, mở cửa cho chàng vào thăm. Sân trường vắng lặng chỉ có một mình Quốc; chàng đi theo hành lang cũ, đến lớp chàng, rồi lại đến lớp Hương. Biết bao kỹ niệm ngày xưa thoáng hiện về trong tâm trí chàng, nhớ thầy cô, nhớ bạn bè, rồi lại nhớ đến Huơng. Chàng lại lang thang đến băng đá Hương thường ngồi, cây phượng nay to lớn che mát một góc sân trường, chàng đưa tay sờ lên cây phựơng tưởng chừng sờ lên máy tóc của người yêu, miệng chàng nói nho nhỏ:
– Hương ơi! em ở đâu? Em sống có vui không? có hạnh phúc không?
Chàng quyết định đi Tân Hạnh đẻ thăm Tâm cho vơi nổi lòng. Nhờ chuyến đi nầy chàng biết Hương đang làm gần trường cấp ba, và nàng muốn gặp Quốc để hỏi thăm một số vấn đề. Biết tin nầy, Quốc vui hơn người ta cho mình vàng, chàng sợ Hương biến mất vội vả từ biệt Tâm trở lại về thị xã tìm nàng, quên cả ăn uống, mặc cho Tâm mắng nhiếc: ” thằng bạn lựu đạn; nghe tin bồ bỏ bạn”.
Hương đang làm việc, nghe báo có người tìm, nàng tưởng người nhà , nào ngờ bước ra thấy Quốc; nàng vui mừng và xúc động, đôi mắt nàng đỏ lên, đôi má hồng hồng, tim nàng đập mạnh, trông nàng đẹp làm sao. Quốc mừng quá, đúng là Hương rồi, chàng ngac nhiên sao nàng xúc động như vậy, chưa mở lời hỏi thăm, thì nàng đã nói:
– Anh chờ ở đây, em vô xin phép sếp cho nghỉ làm hôm nay!
Quốc đứng thừ người ra cứ ngở mình đang trong cơn chiêm bao, cử chỉ của nàng sao lạ quá; khuôn mặt của nàng lộ nét nhung nhớ giống như một người đang thương nhớ trông đợi người tình đã xa cách lâu ngày; đôi mắt vui mừng như gặp người thân từ xa về; chàng cứ ngở như trước đây hai người đã từng hẹn hò, từng yêu nhau.
Quốc chở nàng đến bờ sông, nơi kỹ niệm mà chàng đến nhìn nàng lên con đò đi khuất bóng sau giờ tan học. Nơi đây buổi sáng tàu ghe tấp nập, người người qua lại đông đúc, chiều tắt nắng cũng thưa người, hai người bạn cũ ngôi bên tâm sự, nàng hỏi Quốc:
– Bao nhiêu năm học Sài Gòn, chắc anh có người yêu rồi phải không Quốc?
Quốc thật lòng trả lời:
– Yêu sao được mà yêu! Hình bóng cô học trò đi trể cứ nằm mải trong tim, không chịu nhường cho ai hết.
Quốc không còn ngại, kể những chuyện ngày xưa cho Hương nghe. Hương cũng kể lai nổi lòng của nàng hồi đi học. Lúc đó Hương một cô gái tuổi mới lớn, vừa nhúc nhát, vừa mắc cở vừa e thẹn, rất là vui cũng rất là sợ khi nam sinh hỏi han đến mình, run sợ khi một thanh niên đi theo ngoài đường. Tình cảm luôn dấu kín, rất có cảm tình với Quốc; nhưng gặp chàng không dám nhìn, không dám nói. Qua đôi mắt cử chỉ của Quốc, Hương cảm nhận được một tín hiệu từ chàng. Chàng đang quan tâm để ý đến mình, nàng cảm thấy vui, rồi mơ mộng, ước ngày nào đó tay trong tay với Quốc. Hương mong chờ một cử chỉ thể hiện sự yêu thuơng từ chàng, một lời tỏ tình, một bức thư với màu mực tím. Hương thấy Quóc thương đi sau lưng nàng, dường như có một điều nào đó muốn mói với nàng, nhưng chờ hoài không thấy gì hết, Hương lấy hết sức can đảm đến chỗ chàng đứng một mình, mong nghe chàng thỏ thẻ một câu nào đó cũng được; nào ngờ chàng im lặng, nhìn trời đất như không biết nàng đang đi đến. Tuy vậy nàng cũng thấy xao xuyến khi bắt gặp đôi mắt si tình của chàng nhìn.
Những ngày cuối tuần nàng mong thời gian trôi qua mau  để để đi học gặp chàng lại trong sân trường. Một hôm, Hương  buồn quá, khi nghe người bạn thân là Huệ tâm sự rằng: “Quốc rất thích Huệ”.
Nghe kể đến đây Quốc quá kinh hoàng hỏi:
– Chị Huệ nói như vậy à!
– Dạ! lúc đầu Hương cho Huệ bị bệnh hoang tưởng yêu đương; nhưng sau đó thấy Quốc đi tìm Huệ, nói chuyện thân mật với Huệ, hai người thường đi song đôi, rồi Hương tin lời bạn.
Lúc nấy Hương vói đôi mắt buồn nhìn về chân trời xa xăm như nhớ chuyện năm cũ, rồi nàng xuống giọng như nghẹn ở cổ:
– Quốc ơi! lúc đó Hương đau khổ lắm, tim mình như tan vở ra thành từng mảnh nhỏ, và biết mình lỡ yêu một người. Hương vừa yêu vừa ghét Quốc và giận cả Huệ nữa; ghét Quốc bao nhiêu thì càng nhớ Quốc bấy nhiêu.
Quốc không ngờ có sự hiểu lằm như vậy, chàng chịu không nổi nên hỏi tiếp:
– Chị Huệ không có đưa cho Hương lá thư sao?
– Không! Mãi đến khi đi dò kết quả của thi đại học mới gặp lại Huệ và Huệ đã kể lại sự thật của chuyện cũ, Hương mới giải đáp được thắc mắc của lòng mình. Từ đó, Hương nhớ anh nhiều hơn; trông chờ anh, trông chờ mỗi ngày, gặp người bạn nào học lớp anh em đều nhắn với bạn. Hy vọng anh biết em ở đây, và có một ngày anh đến thăm em. Em trông chờ anh như vậy; thời gian trôi qua, rồi trôi qua bao nhiêu năm; nhưng trời không phụ lòng người.
Quốc bây giờ mới hiểu hết nhưng chuyện quá khứ đã xãy ra, chàng mới hiểu hết nổi lòng của Hương, hiểu đươc sự xúc động rơi lệ ngay phút đầu gặp lại chàng. Hương biết Quốc chưa ăn gì từ sáng đến giờ, hai người vào ăn hủ tiếu ở cạnh trường cấp ba, rồi Quốc chở Hương qua cầu Khưu Văn Ba một đoạn đường không còn nhà chỉ có đồng ruộng, để đoạn đường được dài ra. Hai người cùng nhau đi bộ, Quốc dẫn chiếc xe đạp, Hương đi bên cạnh chàng . Con đường nầy dẫn đến Trương Cao đẳng sư pham, Trường TH Y Tế, vào mùa hè vắng người, vào ban đêm càng tịch mịch, tiếng gió vi vu từ cánh đồng vắng thổi vào hai người, đêm trăng sáng càng thêm thơ mộng, tiếng nói của Hương sao mà dễ thương quá, câu chuyện cũ của Hương kể nhiều lúc xúc động chàng muốn ứa lệ, có những lúc cảm động chàng muốn ôm nàng vào lòng mà hôn lên má. Nhưng không thể được, phải giử màu trắng trinh nguyên của hoa cam mãi trinh khiết, phải giử mối tình học trò trong trắng mãi trong sáng, hãy để môi tình ta đẹp mãi ở lòng em.
Quốc yêu, rồi tương tư, những tâm tình của chàng có bạn để chia sẻ, chàng cũng mạnh mẻ viết thư để tỏ tình mặc dù không đúng theo ý muốn. Còn Hương tình cảm mảnh liệt  hơn chàng, không thể thố lộ với người thân cũng như bạn bè, phải cất giấu trong đáy lòng. Sau rớt đại học nàng càng buồn , lại thêm phiền toái vì nhiều người xin hỏi cưới nàng, trong đó nhiều chàng trai có tiền bạc, có địa vị trong xã hội, nàng phải kiếm lời để từ chối. Gân đây có một kỹ sư trẻ, tài giỏi, gia đình rất có điều kiện hỏi cưới nàng, nàng cũng từ chối, anh ta rẩt kiên trì, cứ đến thăm gia đình nàng hoài, và làm thân với nội nàng. Nội có cảm tinh với anh ta, nên kêu Hương lại mà hỏi:” cháu có chờ đợi ai không, hãy nói cho nội biết?”
Kể đến đó, giọng nàng bổng thiết tha:
– Quốc ơi! Hương chỉ im lặng, mặc cho nội giận, nội mắng la. Trả lời có thì không có lý vì đâu ai nói mình một câu nào đâu mà mình chờ. Còn trả lời không thì không phải, vì mình đang chờ một người. Quốc hãy nói đi, bây giờ Quốc có còn thương em không? Một lời nói của Quốc dù bao lâu nữa em cũng chờ!
Võ Châu Phương
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Sáu 28, 2013 in Uncategorized

 

Mối tình học trò (phan 1)

Mối tình học trò (phan 1)
Ngày đăng: 2012-02-27 09:46:00

Lần đầu tiên, trang nhà nhận được một truyện ngắn. Câu chuyện này của tác giả Võ Châu Phương, CHS khóa 79 gửi đến. Tuy ở vào tuổi “tri thiên mệnh” nhưng giọng văn vẫn trẻ trung như thời áo trắng. Sẽ có người nghỉ rằng truyện được viết bởi một cậu học trò cách nay 30 năm, bỏ trong tủ lạnh cấp đông, giờ lấy ra cho các bạn già cùng thưởng thức
Tình yêu nam nữ, là đề tài bất tận và muôn thuở trong thơ văn lẫn âm nhạc. Trong đó tình yêu ở lứa tuổi học trò là tình yêu đẹp, tình yêu vừa chớm nở trong những tâm hồn trong sáng, nhìn cuộc đời bằng một màu hồng, một tình yêu chỉ cho ra như nhà thơ Xuân Diệu viết “Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu”; một tình yêu lãng mạng, mơ mộng, nhưng cũng nhiều u phiền. Mối tình được xây bằng cát, chỉ cần một cơn sóng nhỏ nó sẽ tan đi theo bọt nước, nhưng âm thanh, hình ảnh khắc sâu vào trong tâm trí; là kỹ niệm đẹp trong đời người.
     Quốc lớn lên từ thôn quê xa xôi, được đi học là nhờ sự hy sinh to lớn của cha mẹ và anh chị, những người làm việc cực nhọc ngoài đồng ruộng, người thân của anh phải làm nhiều hơn để thế cho anh, đặc biệt là người mẹ, một người đã hy sinh cả đời mình cho việc học của con cháu. Quốc tự nhủ với lòng phải cố gắng, tập trung vào việc học mới xứng đáng sự hy sinh đó.
 Nhờ lòng quyết tâm và siêng năng, anh học khá giỏi trong lớp. Nhờ ăn nói hoạt bát và tham gia nhiều hoạt động trong trường, anh là một nam sinh được các cô chú ý đến; nhưng tâm trí anh chỉ dành cho việc học.
 Một buổi sáng đẹp trời, sau tiếng chuông trừơng reng lên, nhiêm vụ của Quốc khóa cổng chính lại để giao chià khóa cho chú Bãy cai trường xong, anh mới về lớp học. Quốc đang đi nghe tiếng nữ sinh ” Anh kia! anh kia ơi! mở cửa dùm”. Giọng nói sao mà quá êm tai, anh quay trở lại mở cửa nhỏ bên hông, thương công việc nầy sau reng chuông là của chú Bãy.
 Quốc vừa mở cửa vừa nói:
– Lần sau bạn nên đi đến sớm hơn!
Nàng vừa đi vội, vùa nói:
– Đi trể không phải do người ta đâu!
Quốc cũng vội vả đến lớp, không ngờ hai người đi chung một lối, hai lớp gần nhau.
 Mấy ngày sau, giờ ra chơi Quốc đi ngang qua lớp nàng chợt nhớ cô học sinh đi trễ, chàng nhìn qua cửa sổ cố ý tìm nàng, không ngờ cô nàng cũng nhìn ra thấy Quốc nàng nở một nụ cười duyên dáng làm cho Quốc bối rối, quay nhìn chỗ khác. Qua tìm hiểu từ bạn bè, Quốc biết nàng tên Hương là hoa khôi của lớp, được nhiều chàng ngắm nghé.
 Thế từ đó, thỉnh thoảng Quốc đến tìm nàng, chàng cũng không biết tại sao mình làm vậy, và mỗi lần bốn mắt giao nhau, chàng thấy lòng mình có một cái gì đó xao xuyến, rồi lại muốn ngắm nhìn nàng dù ở từ xa.
 Tối nay, Quốc tập trung vào học bài, nhưng không tập trung được, thỉnh thoảng trong tâm trí chàng lai xuất hiện dáng một nữ sinh mặt hình trái xoan, mái tóc dài đen mượt càng làm lộ nước da trắng của nàng. Chàng lấy tay đập vào trán, rồi đập vào đầu để xua đuổi những hình ảnh ấy; cố tập trung vào học, nhưng khó quá. Quốc ước làm sao kết bạn với thục nữ đó, chắc sự học tập của mình sẽ tiến xa hơn. Thôi ngày mai đến làm quen với nàng. Đêm ngũ suy nghĩ việc làm quen rất dễ với chàng, nào ngờ thực tế lại khó; chàng lúng túng khi gặp Hương, chàng không biết bắt đầu từ đâu, nên nói câu gì, nên đành im lặng.
 Quốc tìm hiểu nhiều về Hương; chàng biết hết thói quen của nàng, Hương thuờng đi đâu trong giơ ra chơi, đi với ai, người nào là bạn thân nhất của nàng; đức tính nàng ra sao, cử chỉ lời nói của nàng. Tất cả cái gì của nàng, chàng đều có cảm tình, chàng đều thấy hay, chàng đều thấy đáng yêu: thậm chí chàng thích màu áo của nàng mặc, yêu băng đá dưới hàng phượng mà nàng thương ngồi trong giờ chơi, yêu luôn con đường của nàng đi về. Quả thật yêu nhau yêu cả lối đi; ghét nhau ghét cả tôn chi họ hàng.
 Thế Quốc rơi vào khối tình si, có những ngày không tập trung cho việc học, có những đêm thức trắng tìm những câu nói, những câu đối đáp hay để hy vọng được làm quen với nàng. Thế nhưng, gặp mặt nàng, chàng không nói nên lời, ngại ngùng vì có người thứ ba, có lúc chàng nghĩ câu nói nầy không thích hợp trong hoàn cảnh, có lúc chàng không tự tin sợ nàng từ chối thì quê mặt quá. Một vài cơ hội đến, Hương đi một mình chỗ chàng thường chờ đợi, tim chàng đập mạnh như sắp sửa vở ra, chàng lại ấp a áp úng, rồi để nàng e thẹn cuối đầu đi qua không kịp có lời chào hỏi.
 Tâm bạn học cùng lớp, không đẹp trai, học dưới trung bình, hay phá quậy trong lớp, vậy anh có nhiều đào, thậm chí anh ta còn cua được một nữ sinh vừa học giỏi vừa là hoa khôi của khối D.
     Tâm thấy Quốc đứng một mình nhìn trời nhìn đất, Tâm nói:
– Bồ mê con Hương à! định cua nó à!
 Quốc đỏ mặt, lúng túng vì không ngờ Tâm biết được tim đen của chàng, chàng áp úng trả lời:
– Không! không!.. bạn đừng nói bậy.
– Nói bậy, nhưng trúng thật. Về mặt tình trường bồ không qua mặt được tớ đâu. Con bé đó nhiều chàng để mắt đến. Cổ kênh kiệu lắm!
Tớ cho cậu biết một bí mật, con gái bây giờ thích mẩu người như thằng Kiệt- cao to, chơi thể thao, nhìn đời bằng cặp mắt ngạo nghể; hoặc mẫu người chịu chơi như mình; còn cậu là học sinh tối ngày chỉ biết có học, lúc nào cũng ra vẽ gương mẫu, đạo đức; con gái cho cậu là anh chàng cù lần , khó kiếm bồ lắm bạn ơi!
 Mấy ngày sau Tâm mang cho Quốc mượn hai quyển sách nói về tìm hiểu tâm lý phái nữ, tình yêu và hôn nhân.
 Quốc trước đây thường tham gia hoạt động quần chúng, chàng đã đọc những sách dạy cách ăn nói, dạy cách giao tiếp, nay đọc luôn mấy quyển sách Tâm cho mượn thế mà không nói được một lời trước mặt người đẹp.
 Thầy chủ nhịêm lớp giao cho Quốc giúp kềm Tâm về môn toán, hai người thường có cơ họi gặp nhau. Tâm từng là học sinh giỏi của trường cấp hai xã Tân Hạnh, nay ăn chơi, lo bồ bịch sao lảng việc học; nhưng lúc nào cũng tự hào về mình, không muốn học hỏi điều nào từ bạn bè, anh nói với Quốc:
 – Chúng ta trao đổi, cậu hướng dẫn cho tớ môn toán, tớ chỉ cho những tuyệt chiêu để cua gái.
– Bạn có tuyệt chiêu à!
– Có chớ, không có làm sao tớ cua được những cô rất là đẹp. Toán có thể tìm trong sách, nhưng tuyệt chiêu nầy không có sách vở đâu.
 Sau hai giờ giúp Tâm ôn những phần căn bản của toán, Quốc định về, Tâm giữ Quốc lại nói:
 – Cậu không học từ mình, lần sau cậu đừng hòng chỉ tớ cái gì nữa.
 Quốc biết chàng anh hùng Lương Sơn Bạc nầy nói sao làm vậy, nên nói:
– Chiêu gì đâu ban truyền cho mình đi!
 – Mấy tháng rồi bồ chưa cua được con Hương phải không?
– Chưa!
 – Nay cậu phải học chiêu thức ” Dương đông kích tây”
 – Mình đọc kiếm hiệp thấy nói chiêu thức nầy hoài
– Trong truyện khác trong tình yêu khác.
 Tâm vui lên , nói như nhà diễn thuyết, lý giải vấn đề như nhà tâm lý học: Cậu biết không các cô học sinh trường cấp ba, đang vào tuổi dậy thì, các cổ cũng muốn có bạn trai; nhưng tuổi mới lớn mắc cở e thẹn, cậu nói trực tiếp về vấn đề tình yêu sẽ bị các cổ mắng và xem thường cho là người không đàng hoàng. Cậu không để lộ ý đồ của mình, cậu đến với tình bạn cùng học tập, cùng đọc sách, hoặc biết nàng cần giúp đở mặt nào cậu giúp đở một cách chân thành vô vụ lợi. Khi quen thân rồi tự động tình bạn sẽ chuyển thành tình yêu nếu cô nàng có cảm tình với cậu. Quốc không ngờ Tâm là một nam sinh học môn toán thì kém, môn văn thì thường lại giỏi lý thuyết về tình cảm nam nữ như thế.
    Kết hợp sách vở cùng với tuyệt chiêu của Tâm, nhưng chàng cũng không mở lời được. Quốc thỉnh thoảng gần như thức trắng cả đêm vì nàng, sự học bị ảnh hưởng, cô nàng lớp phó học tập nhiều môn qua mặt chàng. Cuối tuần về quê cùng làm ruộng với cha mẹ anh chị, thấy mẹ làm vất vả quá, chàng quyết tâm chú ý vào việc học; nhưng chỉ được vài ngày, rồi lại mất ngủ, rồi lại mơ mộng.
 Bao nhiêu đêm chàng mơ mộng với  những ước mơ thật đẹp, chàng nghĩ khi quen được nàng, chàng sẽ giúp nàng học tiến lên, mang nhiều điều tốt đẹp đến cho đời nàng. Quốc sẽ cho nàng cảm thấy cuộc đời nầy là hoa mộng, cuộc đời nầy đáng yêu thương, nàng sẽ hạnh phúc và niềm vui bất tận khi biết đây là tình yêu đầu đời, tình yêu duy nhất chàng dành cho nàng.
 Quốc tự nhủ mình phải học giỏi hơn nữa, phải nổi bật hơn nữa mới lấy được lòng nàng; những cô gái chỉ thích những gả con trai chịu chơi, ăn mặc thời trang, chịu chi tiền cho người đẹp, sống không biết ngày mai, không biết tương lai là những phụ nữ tầm thường không phải là nàng.
Hình minh họa ( những người trong ảnh không có liên quan đến câu chuyện)
      Quốc biết không thể nào ngăn chặn được mộng mơ của mình được, chàng phải có sự sắp xếp, có phương pháp mới không ảnh hưởng cho việc học tập. Sau khi tan học về, công việc nấu ăn, những công việc nhà chàng làm thiệt lẹ, rồi tập trung vào học, chàng tự nhủ học thuộc bài cho xong rồi mới mơ mộng.
 Sau vài lần nhờ hướng dẫn của Quốc, Tâm học khá lên; còn chuyện tình của chàng cũng như cũ, vẫn yêu đơn phương. Tâm hiểu bạn nên nói:
 – Cậu chưa quen được nàng?
– Chưa!
 – Vậy các tuyệt chiêu của tớ chỉ cho cậu không hiệu quả à!
 – Những tuyệt chiêu của bạn rất là hay, nhưng không có điều kiện cho mình áp dụng.
– Tại sao?
– Giờ ra chơi trong trường rất là ngắn, vả lại chung quanh lúc nào cũng có bạn bè, mình cũng ngại chắc nàng cũng ngại.
– Tan học thì sao?
– Nàng rất giữ ý tứ ngoài đường, mỗi lần mình nhìn nàng, nàng khép nép trong chiếc nón, mình không mở lời được.
– Con gái nết na là vậy, rất ghét bọn con trai trêu chọc ngoài đường. Cuối tuần nào rảnh cậu xuống quê tớ chơi một chuyến.
     Thế Quốc xuống xã Tân Hạnh quê của Tâm, xuống đó anh mới biết Tâm rất có uy tính với bà con và các em nữ sinh. Được Tâm mời một số nữ sinh xã tham dự, và Quốc có cơ hội trổ tài hùng biện làm các cô thôn nữ, các cô học sinh trong xã mê Quốc. Nhiều cô còn đến thị xã tìm chàng. Tâm cứ ngở Quốc mắc cở với người lạ, nhất là phái nữ, nào ngờ đi đến đâu Quốc điều bắt chuyện làm quen một cách dễ dàng, một cách tự nhiên, khiến Tâm khâm phục nói:
– Tớ định đưa cậu xuống đây thực tập, không ngờ tài giao tiếp cậu giỏi quá; nhưng cậu có chấm cô nào không?
– Không, lòng mình đã khép kín rồi.
– Cậu chê các cô em đó không đẹp à!
– Không phải! có nhiều cô dễ thương và đẹp lắm; nhưng mắt của mình bây giờ chỉ thấy có một người thôi. Bạn hãy nói với các em rằng mình đã có người yêu rồi, đừng đến tìm mình nữa.
– Tớ không ngờ cậu si tình con Hương đến thế. Theo kinh nghiệm của tớ Hương cũng rất có cảm tình với cậu.
– Tâm ơi! đừng an ủi mình.
– Tớ nói thật mà!. Mỗi lần cổ đi ngang lớp mình, cổ đưa mắt nhìn ngay chỗ cậu ngồi đó! Con gái lúc đầu nó yêu ai, thường chỉ nhìn lén.
– Sau bạn biết được?
– Mình ngồi gần cửa sổ mà, ai đi ngang qua lớp mà mình không biết.
 Câu nói không biết thiệt hay giả của Tâm cũng làm cho Quốc thấy vui trong lòng. Thật lòng mà nói qua cử chỉ đôi mắt của Hương, Quốc có cảm giác nàng rất cảm tình với mình, chính vì vậy chàng sống trong hy vọng.
 Hiểu hết tâm tình và khả năng của bạn, Tâm nói:
– Tuyệt chiêu nầy sẽ giúp cậu thành công.
– Bạn vẫn còn tuyệt chiêu à!
– Còn chứ! còn nhiều, tùy trường hợp mà tớ sử dụng. Trường hợp của cậu dùng chiêu thức “Điệp viên” chắc sẽ thành công.
 Tâm giải thích một cách cặn kẻ cho Quốc. Cậu giỏi ngoại giao, hãy làm quen thân với cô bạn của Hương, từ cô bạn đó cậu sẽ biết Hương yêu ai, muốn cái gì, khi cần cổ sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho cậu.
 Cậu biết đó con gái lạ lắm, nhiều khi cậu trêu chọc cổ, trước mặt mọi người cổ cho cậu là ăn nói vô duyên; nhưng tâm tình với bạn thân, cổ nói cậu ăn nói có duyên, khó mà hiểu con gái lắm, cần có điệp viên.
 Quốc không muốn có người nữa biết chuyện tình của mình, nhưng trường hợp của chàng, kế của Tâm đưa ra rất có lý, vả lại chần chừ chàng sợ những anh chàng khác sẽ cua Hương mất. Người bạn thân nhất của Hương là chị Huệ. Chị là mẫu người vui vẻ và cởi mở, Quốc làm quen thân một cách dễ dàng và nhanh chóng. Từ khi quen với chị huệ, Quốc có cảm giác Hương thay đổi thái độ với chàng, nàng lạnh lùng như băng tuyết, xa cách như mấy đại dương, mặt nàng không còn hồn nhiên vui vẻ như trước nữa, chàng tự nói con gái thật khó hiểu.
      Huệ cho Quốc biết, có hằng tá nam sinh trên và cùng cấp lớp theo nàng, nàng kênh kiệu lắm, chỉ lo học không thèm đễ ý bất cứ một ai. Huệ khuyên Quốc đừng ôm ảo tưởng, đừng sống trong mộng mị, hãy mở mắt ra, chung quanh có nhiều cỏ lạ hoa thơm, có những bông hoa với hương sắc ngào ngạt đang chào đón chàng.
 Quốc là học sinh ban toán, bài nào càng khó càng kích thích, càng thích thú để giải, và không thể dừng lại khi chưa ra kết quả. Mặc dầu Quốc không còn nhận những tính hiệu thân thiện từ Hương như trước kia nữa, chàng vẫn tin trong lòng nàng có chàng nên mạnh dạng viết một bức thư tỏ tình nhờ chị Huệ gởi tận tay dùm. Thư gởi đi nhưng không thấy hồi âm, lòng chàng đau như cắt, làm cho chàng ăn không ngon, ngủ không yên và bệnh tương tư càng nặng ảnh hưởng đến việc học. Bây giờ chàng học xuống dốc, không những cô nàng lớp phó học tập qua mặt chàng, mà có cả anh chàng tổ tưởng môn toán, một số bạn nữa cũng qua mặt chàng. Chàng trở hận và ghét Hương, chàng trở nên câm thù nàng, không muốn gặp mặt, không muốn nhắc tên nàng; nhưng trong sâu tận dáy lòng chứa đựng một tình yêu sâu đậm bao la nhiều hơn trước, trong tâm trí của chàng toàn là hình bóng của nàng. Rồi những đêm thức giấc gọi tên nàng một cách trìu mến và trách nàng, người nhìn hiền hậu, sao lại ác quá cho dù không thích người ta cũng phải lịch sự hồi âm chứ. Quốc thất vọng, đau khổ buồn chán. Nhân dip nghỉ lễ chàng về quê hy vọng nguôi ngoai thương nhớ.(còn nữa)
                 Võ Châu Phương         
Bạn muốn gửi bài bình luận về phần tin này. Vui lòng nhấn vào đây –>>>> Viết bình luận
Bình luận:
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Sáu 28, 2013 in Uncategorized